Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng như thế nào?

Cho hỏi có phải Viện tối cao vừa có hướng dẫn giải quyết tranh chấp yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng đúng không? - Câu hỏi của anh Phúc tại An Giang.

Viện tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng như thế nào?

Căn cứ Mục 8 Công văn 443/VKSTC-V9 năm 2023 có nội dung như sau:

Vướng mắc:

- Quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ông A, bà B. Ông A lập hợp đồng tặng cho con là anh K, bà B không ký hợp đồng nhưng bà biết và không phản đối. Hiện anh K phải thi hành án với số tiền hơn 06 tỷ đồng, bà B sợ quyền sử dụng đất đã tặng cho anh K sẽ bị kê biên để thi hành án nên bà khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông A với anh K và hủy GCNQSDĐ của anh K. Anh K đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà B.

- Vụ việc cho thấy có dấu hiệu bà B khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất giữa ông A với anh K và hủy GCNQSDĐ của anh K là nhằm tẩu tán tài sản để không bị kê biên tài sản thi hành án. Tuy nhiên, do hợp đồng tặng cho không có chữ ký của bà B nên Tòa án đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà B. Việc giải quyết của Tòa án có đúng không?

Trả lời:

- Nếu có tài liệu, chứng cứ chứng minh là bà B biết rõ việc ông A lập hợp đồng tặng cho mà không phản đối (như bà B trực tiếp cất giữ, quản lý GCNQSDĐ của anh K hoặc bà B cùng tham gia vào các giao dịch đối với quyền sử dụng đất do anh K thực hiện…) thì Tòa án có thể công nhận hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo Án lệ số 03/2016, tức là không chấp nhận yêu cầu của bà B.

- Nếu có đầy đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh bà B không biết việc ông A tặng cho quyền sử dụng đất cho anh K thì Tòa án có thể xác định hợp đồng tặng cho vô hiệu đối với phần tài sản của bà B trong khối tài sản chung với ông A, tức là chấp nhận một phần yêu cầu của bà B.

Vì vậy, Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà B, tức là hủy toàn bộ hợp đồng tặng cho và hủy GCNQSDĐ của anh K là không đúng, trái với ý chí của ông A định đoạt phần tài sản của mình.

Theo đó, đối với tranh chấp hợp đồng tặng cho tài sản chung của vợ chồng thì Viện kiểm sát tối cao hướng dẫn tòa án tùy thuộc vào chứng cứ mà có thể công nhận hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo Án lệ số 03/2016, hoặc xác định hợp đồng tặng cho vô hiệu đối với phần tài sản của bên không biết đến việc tặng cho.

Viện tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng?

Viện tối cao hướng dẫn giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng? (HÌnh từ Internet)

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu trong những trường hợp sau:

(1) Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội - Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015

(2) Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo - Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015

(3) Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện- Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015

(4) Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn- Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015

(5) Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép- Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015

(6) Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình- Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015

(7) Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức- Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015

(8) Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được- Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015

Điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất là gì?

Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy dịnh điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất là như sau:

Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

Theo đó, điều kiện để tặng cho quyền sử dụng đất là:

- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013

- Đất không có tranh chấp;

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

- Trong thời hạn sử dụng đất.

- Có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189 Luật Đất đai 2013, Điều 190 Luật Đất đai 2013, Điều 191 Luật Đất đai 2013, Điều 192 Luật Đất đai 2013, Điều 193 Luật Đất đai 2013 và Điều 194 Luật Đất đai 2013.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,868 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào