Hướng dẫn ghi phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật là học sinh?

Hướng dẫn ghi phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật là học sinh? - Câu hỏi của chị D.T (Long An).

Mẫu phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật thế nào?

Mẫu phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật là Mẫu số 04 được ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH như sau:

Tải về mẫu Phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật.

Hướng dẫn ghi phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật là học sinh?

Hướng dẫn ghi phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật là học sinh?

Hướng dẫn ghi phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật là học sinh?

Các thông tin trong mẫu số 04 phiếu cung cấp thông tin về người được xác định mức độ khuyết tật ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH được ghi như sau:

- Thông tin người được xác định mức độ khuyết tật: ghi theo thông tin trong học bạ của học sinh

- Thông tin về biểu hiện khó khăn: Ghi các biểu hiện khó khăn của học sinh (nếu có) về vận động, nghe, nói, nhìn, hành vi, cảm xúc, tình cảm, trí tuệ hoặc một số biểu hiện khác lạ.

- Thông tin về mức độ khó khăn trong giao tiếp và học tập (Đánh dấu x vào cột phù hợp với biểu hiện của học sinh)

+ Hoạt động 1 (Giao tiếp xã hội, tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi)

++ Thực hiện được: Học sinh luôn tuân thủ nội quy lớp học; giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp với độ tuổi.

++ Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Học sinh chỉ thực hiện được nội quy lớp học; giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp với độ tuổi khi có sự trợ giúp của người khác; thường xuyên vi phạm nội quy; không muốn giao tiếp hoặc có giao tiếp với mọi người nhưng không phù hợp.

++ Không thực hiện được: Học sinh không tuân thủ nội quy lớp học, không giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp với độ tuổi ngay cả khi có sự trợ giúp của người khác.

+ Hoạt động 2 (Đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác)

++ Thực hiện được: Các kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác của học sinh đạt chuẩn chương trình đúng độ tuổi.

++ Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Học sinh có kết quả học tập ít nhất một trong các kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác thấp hơn chuẩn so với độ tuổi. Giáo viên đã phải điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho học sinh.

++ Không thực hiện được: Học sinh không thực hiện được ít nhất một trong các kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác mặc dù giáo viên đã điều chỉnh hoạt động dạy học.

Mức trợ cấp người khuyết tật năm 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.

Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hệ số hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người khuyết tật như sau:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
...
e) Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP gồm có người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

Theo đó, mức trợ cấp người khuyết tật năm 2024 như sau:

Đối tượng

Mức trợ cấp người khuyết tật

- Người khuyết tật đặc biệt nặng

- Trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng

720.000

Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng

900.000

Người khuyết tật nặng

540.000

Ngoài trợ cấp xã hội hàng tháng nêu trên, người khuyết tật còn được hưởng các trợ cấp sau:

- Người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. và chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.

- Người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng;

- Người khuyết tật nặng là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

Đồng thời, gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng cũng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,323 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào