Hướng dẫn công dân tự tích hợp Giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID đơn giản, nhanh nhất tại nhà?

Hướng dẫn công dân tự tích hợp Giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID đơn giản, nhanh nhất tại nhà? Câu hỏi của bạn X.D ở Hà Nam.

Hướng dẫn công dân tự tích hợp Giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID đơn giản, nhanh nhất tại nhà?

Tích hợp Giấy phép lái xe (bằng lái xe) vào ứng dụng VNeID thật ra cũng rất đơn giản, chỉ cần tài khoản định danh điện tử là tài khoản định danh cấp 2 là đã có đầy đủ điều kiện để có thể tự cập nhật Giấy phép lái xe (bằng lái xe) trên ứng dụng VNeID ngay tại nhà của mình.

Công dân thực hiện tích hợp Giấy phép lái xe (bằng lái xe) trên ứng dụng VNeID theo các bước như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VNeID.

Bước 2: Kiểm tra phiên bản của ứng dụng. Lưu ý là để tự tích hợp bằng lái xe vào ứng dụng VNeID thì ứng dụng phải là phiên bản 2.0.6 trở lên.

Để kiểm tra phiên bản ứng dụng, người dùng nhấn chọn “Cá nhân”. Phiên bản của ứng dụng sẽ nằm ở cuối trang.

Bước 3: Chọn “Ví giấy tờ”. Sau đó chọn “Tích hợp thông tin”

Bước 4: Chọn "Tạo yêu cầu mới"

Bước 5: Nhấn vào dấu mũi tên và chọn "Giấy phép lái xe"

Bước 6: Nhập các thông tin tích hợp theo yêu cầu, gồm:

- Số giấy phép lái xe.

- Hạng giấy phép lái xe.

Cuối cùng, nhấn vào “Gửi yêu cầu”

Hướng dẫn công dân tự tích hợp Giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID đơn giản, nhanh nhất tại nhà? (Hình từ internet)

Giấy phép lái xe hạng A1 có thời hạn bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT quy định như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì giấy phép lái xe hạng A1 là loại giấy phép không có thời hạn.

Mất giấy phép lái xe hạng A1 thì có được cấp lại hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng
a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;
b) Từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.
2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.
Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);
c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3;
d) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).
Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình, bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người có giấy phép lái xe hạng A1 bị mất sẽ được cấp lại giấy phép lái xe mà không cần phải thi lại theo quy định.

Để được cấp lại giấy phép lái xe hạng A1 trong trường hợp bị mất thì cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có);

- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định, cư ở nước ngoài).

Người lái xe nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái xe hạng A1 tại Cục đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
16,973 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào