Hướng dẫn cách tính lương khoán năm 2023? Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH hay không?

Có thể hướng dẫn tôi cách tính lương khoán năm 2023 không? Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH không? Chị Lan Anh (Vũng Tàu) thắc mắc.

Thế nào là lương khoán?

Hiện nay, không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về khái niệm lương khoán là gì. Tuy nhiên, tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn đều đã đề cập tới cụm từ lương khoán trong các điều khoản quy định về hình thức trả lương.

Do đó, lương khoán được hiểu một cách đơn giản rằng đó là một hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành được người sử dụng lao động vận dụng để tính toán và trả tiền lương cho người lao động để họ thực hiện công việc.

Tại khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động và người lao động được thỏa thuận với nhau để lựa chọn hình thức trả lương: Theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Do đó, người sử dụng lao động có thể đề nghị trả lương khoán nhưng vẫn cần có sự đồng ý từ phía người lao động.

Về bản chất thì lương khoán chính là người lao động sẽ nhận được tiền lương dựa trên mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao. Trường hợp hoàn thành hết trong thời gian thỏa thuận thì người lao động sẽ được nhận mức lương tối đa, đầy đủ theo thảo thuận.

Thế nào là lương khoán? Hướng dẫn cách tính lương khoán năm 2022? Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH không?

Hướng dẫn cách tính lương khoán năm 2023? Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH hay không? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách tính lương khoán năm 2023?

Tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Theo đó, người lao động có thể thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương khoán dựa vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp

Tiền lương thực tế được trả cho người lao động hưởng lương khoán sẽ được căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành công việc đó.

Công thức tính lương khoán có thể tham khảo:

Tiền lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Người nhận lương khoán có phải đóng BHXH không?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì người lao động chỉ cần ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên với doanh nghiệp thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do vậy, việc người lao động có phải tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng lao động mà người lao động giao kết với doanh nghiệp.

Trường hợp thỏa thuận hình thức trả lương theo lương khoán tại hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì người lao động vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lúc này, mức lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được xác định theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH bao gồm:

Tiền lương tháng đóng BHXH = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác có tính chất cố định

Kỳ hạn trả lương khoán được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Kỳ hạn trả lương
...
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

Theo đó, về kỳ hạn trả lương khoán thì người lao động hưởng lương khoán được trả lương theo kỳ hạn theo thỏa thuận của hai bên.

Lương khoán được trả theo hình thức nào?

Đối với quy định về hình thức trả lương khoán thì tại khoản 2 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019khoản 2 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định rằng lương khoán sẽ được trả theo 02 hình thức:

- Bằng tiền mặt

- Trả qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải tự trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản cho người lao động và phí chuyển tiền lương.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

29,357 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào