Hướng dẫn cách check var sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết? Xem file sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank ở đâu?

Hướng dẫn cách check var sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết? Xem file sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank ở đâu?

Hướng dẫn cách check var sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết? Xem file sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank ở đâu?

Check var là một từ ngữ được dùng trong bóng đá để chỉ hành động trọng tài kiểm tra lại thông tin, bàn thắng, phạm lỗi… trên sân

Hiện nay, từ ngữ check var còn được sử dụng rộng rãi trên mạng xã hội. Vậy check var là gì?

"Check var” được hiểu đơn giản là kiểm tra lại thông tin của người khác.

Đồng thời, trong đợt ủng hộ đồng bào thiệt hại do ảnh hưởng bão số 03 lại xuất hiện thêm một từ ngữ mới là "sao kê var"

Sao kê var có nghĩa là kiểm tra lại thông tin sao kê của người khác đăng lên mạng xã hội hoặc nói ra... có đúng với bản sao kê mà Ban Vận động cứu trợ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố hay không.

File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vietinbank 2009 trang mới nhất Tại đây

Trên đây là danh sách sao kê ủng hộ lũ lụt miền bắc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cập nhật tính đến ngày 12/9/2024 gồm 2009 trang tại tài khoản ngân hàng Vietin bank.

Để kiểm tra lại thông tin sao kê của người khác, hướng dẫn cách check var sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết như sau:

Bước 1: Tải về File sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam PDF về trên máy tính

Toàn bộ File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vietinbank 2009 trang mới nhất Tại đây

Bước 2: Mở file lên và nhấn phím tắt CTRL + F

Bước 3: Nhập tên người cần tìm hoặc có thể nhập nội dung mà mình đã chuyển khoản

Bước 4: Click tìm đúng tài khoản cần tìm để xem

Thông tin trên "Hướng dẫn cách check var sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết"

Hướng dẫn cách check var file sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết?

Hướng dẫn cách check var file sao kê Mặt trận tổ quốc Việt Nam Vietin Bank chi tiết? (Hình từ Internet)

Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào?

Để tìm hiểu thêm thông tin "Fake sao kê bị xử lý hành chính như thế nào?" tham khảo quy định dưới đây:

Fake sao kê có thể bị xử phạt hành chính nếu hành vi fake sao kê nhằm mục địch cung cấp, chia sẽ thông tin giả mạo thì có thể bị xử phạt như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về việc tung tin giả như sau:

Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
...

Theo đó, hành vi fake sao kê cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

*Lưu ý: Mức phạt trên đối với tổ chức, mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 đối với tổ chức.

Như vậy, cá nhân fake sao kê tung tin giả có thể bị phạt tứ 5-10 triệu đồng.

Những đối tượng nào được kêu gọi từ thiện theo Nghị định 93?

Tại Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về các đối tượng được vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện bao gồm:

(1) Các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập - sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố

- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật

- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai

- Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

- Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;

- Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

(2) Các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

(3) Các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

(4) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,239 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào