Hướng dẫn báo cáo thống kê ngành tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 như thế nào? Biểu mẫu thực hiện báo cáo có dạng ra sao?
Kỳ báo cáo thống kê ngành tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 được tính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định như sau:
Báo cáo thống kê định kỳ
1. Kỳ báo cáo:
Báo cáo thống kê định kỳ được lập hàng năm theo định kỳ 6 tháng và một năm theo hệ thống biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Danh mục biểu mẫu báo cáo thống kê về công tác tư pháp quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Kỳ báo cáo thống kê 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm. Gồm số liệu thực tế và số liệu ước tính trong kỳ báo cáo. Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 5;
b) Kỳ báo cáo thống kê năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Bao gồm:
Báo cáo năm (phục vụ tổng kết công tác tư pháp): Gồm số liệu thực tế và số liệu ước tính trong kỳ báo cáo.
Đối với báo cáo của các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 của Điều 2 Thông tư này (trừ Bộ Ngoại giao trong lĩnh vực báo cáo về chứng thực, nuôi con nuôi): Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Đối với báo cáo của các đối tượng thuộc khoản 3 đến khoản 12 Điều 2 Thông tư này: Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm.
Báo cáo năm chính thức: Gồm toàn bộ số liệu thực tế được thực hiện trong kỳ báo cáo (được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm).
Theo như quy định trên, kỳ báo cáo thống kê ngành tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 được tính từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 6.
Gồm số liệu thực tế và số liệu ước tính trong kỳ báo cáo.
Số liệu thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 5.
Hướng dẫn báo cáo thống kê ngành tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 như thế nào? Biểu mẫu thực hiện báo cáo có dạng ra sao?
Thời hạn nhận báo cáo ngành tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 và biểu mẫu báo cáo ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định như sau:
Báo cáo thống kê định kỳ
....
2. Thời hạn nhận báo cáo:
a) Thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ của mỗi cấp báo cáo được quy định cụ thể tại góc trên cùng, bên trái của từng biểu mẫu báo cáo thống kê và tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp thời hạn báo cáo thống kê nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật thì thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ được tính vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó.
Theo như quy định trên, thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ của 6 tháng đầu năm 2023 được quy định cụ thể tại góc trên cùng, bên trái của từng biểu mẫu báo cáo thống kê.
Căn cứ theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định biểu mẫu báo cáo như sau:
Tải biểu mẫu báo cáo: Tai đây
Các lĩnh vực, đối tượng nào phải tiến hành báo cáo thống kê ngành tư pháp 6 tháng đầu năm 2023 là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
....
2. Hoạt động thống kê thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này được tiến hành trong các lĩnh vực sau:
a) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
c) Rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
d) Tổ chức và người làm công tác pháp chế;
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Hòa giải ở cơ sở;
g) Chuẩn tiếp cận pháp luật;
h) Hộ tịch;
i) Chứng thực;
k) Lý lịch tư pháp;
l) Nuôi con nuôi;
m) Trợ giúp pháp lý;
n) Đăng ký giao dịch bảo đảm;
o) Luật sư;
p) Công chứng;
q) Giám định tư pháp;
r) Đấu giá tài sản;
s) Trọng tài thương mại;
t) Hòa giải thương mại;
u) Quản lý thanh lý tài sản;
v) Tương trợ tư pháp.
Theo đó, các lĩnh vực trên phải thực hiện báo cáo thống kê ngành tư pháp.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BTP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Bộ).
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
3. Ủy ban nhân dân các cấp.
4. Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Phòng Tư pháp và các cơ quan chuyên môn khác có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Các doanh nghiệp nhà nước.
7. Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng.
8. Các tổ chức đấu giá tài sản, giám định tư pháp, hòa giải thương mại, quản lý thanh lý tài sản, trọng tài thương mại.
9. Hòa giải viên thương mại vụ việc, Quản tài viên đăng ký hành nghề cá nhân.
10. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm.
11. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
12. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các đối tượng trên phải thực hiện báo cáo thống kê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.