Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết với tổ chức công đoàn đã ký trước ngày 01/01/2018 nhưng không đúng quy định sẽ được xử lý thế nào?
- Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết?
- Rà soát các trường hợp đang sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công đoàn?
- Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết với tổ chức công đoàn đã ký trước ngày 01/01/2018 nhưng không đúng quy định sẽ được xử lý thế nào?
Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công quy định:
"Điều 44. Đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết theo Mẫu số 02/TSC-ĐA ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tài sản có giá trị lớn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56, điểm a khoản 2 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với loại tài sản và chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
3. Đối với đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, gửi lấy ý kiến thẩm định của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý);
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Sở Tài chính xem xét, cho ý kiến thẩm định về: Sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện;
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện đề án, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công phê duyệt. Riêng đối với đề án sử dụng tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xin ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp (đối với đơn vị sự nghiệp thuộc địa phương quản lý) trước khi phê duyệt.
4. Đối với đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Sở Tài chính (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý);
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công xem xét, có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, báo cáo bộ, cơ quan trung ương để lấy ý kiến Bộ Tài chính; Sở Tài chính xem xét, có ý kiến về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về đề án sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết;
c) Hồ sơ gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gồm:
- Văn bản đề nghị kèm theo ý kiến đề xuất của bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính về đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị: 01 bản chính;
- Đề án sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết của đơn vị: 01 bản;
- Văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị: 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến về: Tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; sự cần thiết; sự phù hợp của đề án với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan; các nội dung trong đề án cần phải chỉnh lý, hoàn thiện;
đ) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) chỉ đạo đơn vị có đề án nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý, hoàn thiện đề án, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
e) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề án hoàn thiện của đơn vị, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) quyết định phê duyệt đề án theo thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp đơn vị trong trường hợp không thống nhất với đề án. Riêng đối với đề án sử dụng tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 tỷ đồng trở lên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trước khi phê duyệt."
Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết với tổ chức công đoàn đã ký trước ngày 01/01/2018 nhưng không đúng quy định sẽ được xử lý thế nào?
Rà soát các trường hợp đang sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công đoàn?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 136 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 136. Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa thực hiện ký Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết:
a) Đơn vị được thực hiện các công việc tiếp theo theo quy định tại Nghị định này nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Đơn vị không được tiếp tục thực hiện kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 1 Điều 57, khoản 1 Điều 58 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hoặc không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
4. Đối với Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết, đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện theo Hợp đồng đã ký. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết phát sinh từ thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
5. Đối với Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chấm dứt Hợp đồng để quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này."
Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết với tổ chức công đoàn đã ký trước ngày 01/01/2018 nhưng không đúng quy định sẽ được xử lý thế nào?
Tại Công văn 4300/TLĐ-TC năm 2022 về quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đối với đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành quy định về trường hợp đang sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công đoàn thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết cụ thể như sau:
(1) Thực hiện rà soát các trường hợp đang sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công đoàn thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để xử lý chuyển tiếp các trường hợp theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 136 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ và các trường hợp phát sinh sau ngày 01/01/2018.
Lưu ý: Trường hợp Hợp đồng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết đã ký trước ngày 01/01/2018 nhưng không phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết thì đơn vị thực hiện chấm dứt Hợp đồng, xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có) để đưa tài sản công vào quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
(2) Tiếp tục rà soát, thực hiện đầy đủ các nội dung theo yêu cầu tại văn bản số 3261/TLĐ-TC ngày 15/12/2021 của Tổng Liên đoàn v/v sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp của công đoàn vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị có văn bản gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để phối hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét chỉ đạo thực hiện theo quy định.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.