Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu thì hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm có đương nhiên chấm dứt hay không?
Vợ chồng ly hôn thì hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm có được tiếp tục thực hiện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng
...
3. Trường hợp hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà vợ chồng ly hôn thì người đã xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã được xác lập, trừ trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyết định khác.
Theo quy định nêu trên, trường hợp hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định mà vợ chồng ly hôn thì người đã xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã được xác lập, trừ trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyết định khác.
Như vậy, vợ chồng ly hôn thì hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm vẫn được tiếp tục thực hiện. Người đã xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã được xác lập.
Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu thì hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm có đương nhiên chấm dứt hay không? (Hình từ Internet)
Xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được thực hiện như sau:
- Trường hợp dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chứng khoán hoặc động sản khác theo quy định của pháp luật không phải đăng ký thì vợ hoặc chồng đứng tên người gửi tiền, chứng khoán hoặc đang chiếm hữu động sản được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp sau đây:
+ Chế độ tài sản theo thỏa thuận có quy định khác hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác và bên nhận bảo đảm đã được cung cấp thông tin về quy định này hoặc về thỏa thuận này;
+ Vợ chồng và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội hoặc để thành lập doanh nghiệp tư nhân thì người góp vốn, người đứng tên chủ doanh nghiệp tư nhân được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến phần vốn góp trong pháp nhân, tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân.
- Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc dùng tài sản chung để góp vốn theo quy định tại khoản này nhưng việc góp vốn đã được thực hiện theo đúng thủ tục được quy định trong pháp luật liên quan mà người không trực tiếp kinh doanh biết hoặc phải biết về việc góp vốn nhưng không phản đối thì coi như đã có thỏa thuận.
Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu thì hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm có đương nhiên chấm dứt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau:
a) Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt;
b) Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.