Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại làm việc theo phương thức nào?
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Xác định những người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường và hồ sơ giải quyết công việc liên quan đến việc thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Đánh giá, xác định mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở nội dung văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường.
Trường hợp văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường chưa xác định lỗi của người thi hành công vụ thì Hội đồng đánh giá, xác định mức độ lỗi của người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ do người yêu cầu bồi thường cung cấp khi yêu cầu bồi thường hoặc trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và các tình tiết khác của vụ việc.
- Xác định trách nhiệm hoàn trả và mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Kiến nghị bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường về các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 28 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại làm việc theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định phương thức làm việc của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả như sau:
- Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập có mặt.
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải khách quan, dân chủ và tuân theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 28 Nghị định 68/2018/NĐ-CP phải được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập đồng ý.
- Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ gây thiệt hại phải hoàn trả và trong Hội đồng còn có ý kiến khác nhau thì việc bỏ phiếu kín theo quy định tại Khoản này được thực hiện đối với từng người thi hành công vụ gây thiệt hại.
- Nội dung cuộc họp của Hội đồng phải được lập thành biên bản. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên tham gia cuộc họp. Trường hợp Hội đồng họp nhiều lần thì sau mỗi lần họp đều phải lập thành biên bản.
- Căn cứ kết quả họp và bỏ phiếu về các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 28 Nghị định 68/2018/NĐ-CP, Chủ tịch Hội đồng ký và gửi ngay văn bản kiến nghị đến Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường.
- Các trường hợp vụ việc phức tạp có thể kéo dài thời hạn xác định trách nhiệm hoàn trả quy định tại Khoản 2 Điều 66 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 bao gồm:
+ Người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc mà tại thời điểm xem xét trách nhiệm hoàn trả, cơ quan đã chi trả tiền bồi thường không xác định được nơi cư trú của người đó;
+ Có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây thiệt hại và văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường không có nội dung xác định lỗi của những người đó.
Theo đó, Hội đồng sẽ thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trong quá trình thảo luận và quyết định, các thành viên Hội đồng phải khách quan, dân chủ và tuân theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại chỉ họp khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng theo quyết định thành lập có mặt.
Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại làm việc theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn ra Quyết định hoàn trả là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết định hoàn trả quy định tại Điều 66 của Luật
1. Thời hạn ra quyết định hoàn trả quy định tại Khoản 3 Điều 66 của Luật được xác định như sau:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường phải ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại điểm b Khoản này;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã chi trả tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có liên quan phải ra quyết định hoàn trả đối với người tiến hành tố tụng do cơ quan mình quản lý.
2. Quyết định hoàn trả phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả;
b) Mức độ lỗi của người thi hành công vụ có nghĩa vụ hoàn trả;
c) Mức hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại;
d) Phương thức thực hiện việc hoàn trả.
3. Trường hợp sau khi ra quyết định hoàn trả theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có người thi hành công vụ thuộc trường hợp được hoãn thực hiện việc hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định hoàn trả ban hành quyết định hoãn thực hiện việc hoàn trả đối với người đó.
Như vậy theo quy định trên thời hạn ra Quyết định hoàn trả như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng, Thủ trưởng cơ quan đã chi trả tiền bồi thường phải ra quyết định hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại, trừ trường hợp sau đây:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đã chi trả tiền bồi thường, Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có liên quan phải ra quyết định hoàn trả đối với người tiến hành tố tụng do cơ quan mình quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.