Học sinh lớp 8 năm học 2023-2024 có những thay đổi gì khi áp dụng theo chương trình giáo dục phổ thông mới?
Học sinh lớp 8 năm học 2023 -2024 sẽ được áp dụng theo chương trình giáo dục phổ thông mới đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo như quy định trên, năm học 2023 - 2024 học sinh lớp 8 sẽ được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Học sinh lớp 8 năm học 2023-2024 có những thay đổi gì khi áp dụng theo chương trình giáo dục phổ thông mới? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 8 năm học 2023 -2024 có thay đổi gì mới về số tiết học?
So với chương trình giáo dục cũ (Chương trình giáo dục 2016 ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT), chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có những thay đổi về số tiết học đối với học sinh lớ 8 như sau:
* Chương trình cũ
Môn học | Số tiết |
Ngữ văn | 140 |
Toán | 140 |
Giáo dục công dân | 35 |
Vật lý | 35 |
Hóa học | 70 |
Sinh học | 70 |
Lịch sử | 52.5 |
Địa lý | 52.5 |
Âm nhạc | 35 |
Mĩ thuật | 35 |
Công nghệ | 52.5 |
Thể dục | 70 |
Ngoại ngữ | 105 |
Tự chọn | 70 |
Giáo dục tập thể | 70 |
* Chương trình mới
Nội dung giáo dục | Số tiết/năm học |
Môn học bắt buộc | |
Ngữ văn | 140 |
Toán | 140 |
Ngoại ngữ 1 | 105 |
Giáo dục công dân | 35 |
Lịch sử và Địa lí | 105 |
Khoa học tự nhiên | 140 |
Công nghệ | 52 |
Tin học | 35 |
Giáo dục thể chất | 70 |
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) | 70 |
Hoạt động giáo dục bắt buộc | |
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 105 |
Nội dung giáo dục của địa phương | 35 |
Môn học tự chọn | |
Tiếng dân tộc thiểu số | 105 |
Ngoại ngữ 2 | 105 |
Đối với chương trình cũ học sinh lớp 8 có số tiết học là 29.5 tiết/1 tuần, còn đối với chương trình mới học sinh lớp 8 có số tiết học là 29.5 tiết/ tuần
Còn so với lớp 7 thì học sinh lớp 8 sẽ tăng số tiết học lên 0.5 tiết/1 tuần (học sinh lớp 7 có số tiết học 29 tiết/ tuần
Như vậy, năm học 2023-2024 học sinh lớp 8 giữ nguyên số tiết học so với chương trình cũ.
Học sinh lớp 8 năm học 2023 -2024 có thay đổi gì mới về môn học?
So với chương trình giáo dục cũ (Chương trình giáo dục 2006 ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT), chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT học sinh lớp 8 có những thay đổi về môn học như sau:
So với chương trình giáo dục cũ, thì môn học của học sinh lớp 8 thay đổi như sau:
Chương trình giáo dục cũ | Chương trình giáo dục mới |
Đối với chương trình giáo dục cũ: - Có 13 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật - Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp. - Có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. | Đối với chương trình giáo dục mới: - Có 10 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. - Hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); Nội dung giáo dục của địa phương. - Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. |
Chương trình giáo dục phổ thông mới có định hướng về nội dung giáo dục đói với học sinh lớp như sau:
Môn học | Nội dung giáo dục |
Ngữ văn | Giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách. Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. |
Môn ngoại ngữ | Môn Ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ (ngoại ngữ) để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước. Học sinh phổ thông bắt buộc phải học một ngoại ngữ (gọi là Ngoại ngữ 1) và được tự chọn thêm ít nhất một ngoại ngữ khác (gọi là Ngoại ngữ 2) theo nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12. Cơ sở giáo dục có thể tổ chức học Ngoại ngữ 1 bắt đầu từ lớp 1, nếu học sinh có nhu cầu và cơ sở giáo dục có khả năng đáp ứng. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, có thể tổ chức dạy học bắt đầu từ lớp 6 và kết thúc ở bất kì lớp nào tuỳ theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục. Môn Ngoại ngữ phát triển toàn diện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Nội dung giáo dục ngoại ngữ được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản đến giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trên cơ sở tham chiếu các khung trình độ ngoại ngữ quốc tế và Việt Nam. |
Môn Tiếng dân tộc thiểu số | Môn Tiếng dân tộc thiểu số được dạy từ cấp tiểu học, sử dụng thời lượng tự chọn tương ứng của từng cấp học để tổ chức dạy học. Nội dung dạy học tiếng dân tộc thiểu số được quy định trong từng chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành |
Môn Toán | Môn Toán giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. |
Lịch sử và Địa lí | Nội dung cốt lõi của các môn học này được tổ chức theo các mạch chính là đại cương, thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương, bảo đảm cấu trúc sau: quá trình tiến hoá (thời gian, không gian), quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, kiến tạo nền văn minh - văn hiến của dân tộc Việt Nam; sự phát triển của tiến bộ xã hội và nguyên nhân của hưng thịnh, suy vong qua các thời kì của các quốc gia - dân tộc; các thành tựu chính về kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh; các cá nhân, tập đoàn người trong quan hệ hợp tác, cạnh tranh; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm dân cư, đặc điểm quần cư trong các không gian và thời gian lịch sử; cơ cấu và phân bố nền kinh tế; một số chủ đề liên môn kết nối các nội dung của lịch sử, địa lí kinh tế - xã hội, địa lí tự nhiên. Nội dung của các môn học này cũng có tính liên môn, tích hợp các lĩnh vực khác, như: giáo dục ngôn ngữ và văn học, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục kinh tế và pháp luật,… |
Khoa học tự nhiên | giáo dục khoa học tự nhiên được thực hiện chủ yếu thông qua môn Khoa học tự nhiên với việc tích hợp các kiến thức, kĩ năng về vật lí, hoá học và sinh học. Các kiến thức, kĩ năng này được tổ chức theo các mạch nội dung (chất và sự biến đổi chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời), thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên (tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi), đồng thời từng bước phản ánh vai trò của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển xã hội và sự vận dụng kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên trong sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Các nội dung này được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, kết hợp một số nội dung đồng tâm nhằm hình thành nhận thức về thế giới tự nhiên và khoa học tự nhiên, giúp học sinh bước đầu vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về khoa học tự nhiên trong đời sống.Công nghệ |
Công nghệ | Học sinh được trang bị những tri thức về công nghệ trong phạm vi gia đình; những nguyên lí cơ bản về các quá trình sản xuất chủ yếu; hiểu biết ban đầu về tư duy thiết kế; phương pháp lựa chọn, trải nghiệm nghề cùng với thông tin về các nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu thông qua các chủ đề: Công nghệ trong gia đình; Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản; Công nghiệp và thiết kế kĩ thuật; Công nghệ và hướng nghiệp. Cuối cấp trung học cơ sở, ngoài các nội dung cốt lõi mà tất cả học sinh đều phải học, học sinh được lựa chọn học một số nội dung phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và hứng thú của bản thân, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mỗi địa phương. |
Tin học | Giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng ứng dụng tin học; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong chia sẻ và trao đổi thông tin. Học sinh học sử dụng, khai thác các phần mềm thông dụng làm ra sản phẩm phục vụ học tập và đời sống; thực hành phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo với sự hỗ trợ của công nghệ kĩ thuật số; tổ chức, quản lí, tra cứu, tìm kiếm dữ liệu số hoá, đánh giá và lựa chọn thông tin. |
Giáo dục công dân | Là những môn học bắt buộc. Nội dung các môn học này định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. |
Âm nhạc | Những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Nội dung giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống |
Mỹ thuật | Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật. |
Giáo dục thể chất | Giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường. |
Sách giáo khoa lớp 8 năm học 2023 -2024 thay đổi ra sao?
Căn cứ Danh mục sách giáo khoa mới lớp 8 sử dụng trọng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 4606/QĐ-BGDĐT năm 2022 có quy định danh mục SGK lớp 8 bao gồm 42 loại SGK lớp 8 cụ thể như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.