Hoạt động khoa học và công nghệ nào trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư?
Hoạt động khoa học và công nghệ nào trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt
1. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch;
b) Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng;
c) Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
Như vậy theo quy định trên hoạt động khoa học và công nghệ trong trồng trọt sau đây được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư:
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách trong trồng trọt; chọn, tạo giống cây trồng chất lượng cao, chống chịu sinh vật gây hại và thích ứng với biến đổi khí hậu; khai thác sinh vật có ích; phát triển phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, kỹ thuật canh tác và bảo vệ môi trường trong trồng trọt; nghiên cứu khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng, công nghệ sau thu hoạch.
- Thu thập, lưu giữ, bảo tồn và khai thác nguồn gen giống cây trồng quý, hiếm, giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; xây dựng ngân hàng gen cây trồng;
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong canh tác, bảo quản và chế biến; canh tác hữu cơ, canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.
Loại công nghệ cao nào được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 66 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Ứng dụng công nghệ cao trong canh tác
1. Công nghệ cao được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác bao gồm:
a) Công nghệ sinh học trong di truyền chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán, giám định sinh vật gây hại cây trồng; phát triển sản phẩm trong sinh học và vật liệu mới;
b) Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất;
c) Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới;
d) Công nghệ thông tin ứng dụng trong dự tính, dự báo về sinh vật gây hại; cấp mã số và quản lý vùng trồng;
đ) Kỹ thuật nông nghiệp chính xác ứng dụng trong khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng; điều khiển tự động chế độ bón phân, nước tưới; công nghệ bán tự động và tự động trong dây chuyền sản xuất; phân tích chất lượng môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
2. Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này trên vùng canh tác khó khăn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa.
3. Công nghệ cao quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được xây dựng với mật độ phù hợp, giảm hiệu ứng khí nhà kính.
Như vậy theo quy định trên những công nghệ cao sau đây được ưu tiên và khuyến khích ứng dụng trong canh tác:
- Công nghệ sinh học trong di truyền chọn, tạo giống cây trồng; chẩn đoán, giám định sinh vật gây hại cây trồng; phát triển sản phẩm trong sinh học và vật liệu mới.
- Công nghệ tưới nước tiết kiệm, canh tác không sử dụng đất.
- Công nghệ sản xuất trong điều kiện nhà kính, nhà lưới.
- Công nghệ thông tin ứng dụng trong dự tính, dự báo về sinh vật gây hại; cấp mã số và quản lý vùng trồng.
- Kỹ thuật nông nghiệp chính xác ứng dụng trong khoa học đất và dinh dưỡng cây trồng; điều khiển tự động chế độ bón phân, nước tưới; công nghệ bán tự động và tự động trong dây chuyền sản xuất; phân tích chất lượng môi trường sản xuất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
Hoạt động khoa học và công nghệ nào trong trồng trọt được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong trồng trọt?
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 82 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch; chỉ đạo hướng dẫn thực hiện hoạt động trồng trọt;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình sản xuất trong hoạt động trồng trọt;
c) Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, đình chỉ, phục hồi, thu hồi, hủy bỏ quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động trồng trọt theo thẩm quyền và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ;
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin; thực hiện thống kê, báo cáo về hoạt động trồng trọt;
đ) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; điều tra cơ bản, thu thập, quản lý các thông tin, tư liệu và hợp tác quốc tế trong hoạt động trồng trọt;
e) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động trồng trọt;
g) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động trồng trọt.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt.
Như vậy theo quy định trên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong trồng trọt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.