Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp được quy định như thế nào? Hoạt động lâm nghiệp nào được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới?

Cho tôi hỏi: Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Thanh đến từ Hà Nội.

Hoạt động lâm nghiệp nào được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới?

Căn cứ khoản 1 Điều 96 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

Hoạt động khoa học và công nghệ về lâm nghiệp
1. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
b) Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
c) Chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ;
d) Thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng;
đ) Phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo;
e) Khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản;
g) Công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.
2. Nghiên cứu hệ sinh thái rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng.
3. Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển rừng bền vững; mô hình lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp bền vững.
5. Chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực lâm nghiệp vào sản xuất, kinh doanh, quản lý lâm nghiệp.
6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lâm nghiệp.

Như vậy theo quy định trên ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong các hoạt động lâm nghiệp sau đây:

- Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.

- Phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

- Chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.

- Thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng.

- Phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo.

- Khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản.

- Công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản.

Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp được quy định như thế nào? Hoạt động lâm nghiệp nào được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới?

Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp được quy định như thế nào? Hoạt động lâm nghiệp nào được ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới? (Hình từ Internet)

Hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 98 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về hoạt động hợp tác quốc tế về lâm nghiệp như sau:

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện hợp tác quốc tế về lâm nghiệp với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan đề xuất việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lâm nghiệp; là cơ quan đầu mối, đại diện quốc gia thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Công ước chống sa mạc hóa và các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến lâm nghiệp.

Chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 99 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp như sau:

- Khuyến khích mở rộng hợp tác về lâm nghiệp với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, cam kết về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và cam kết quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về lâm nghiệp phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

- Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, chế biến và thương mại lâm sản tại Việt Nam; phát triển và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực hợp tác quốc tế cho ngành lâm nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Thúc đẩy hợp tác với các nước có chung đường biên giới để giải quyết có hiệu quả vấn đề về cháy rừng, khói mù xuyên biên giới, phòng, chống buôn bán bất hợp pháp về gỗ và mẫu vật các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên.

- Chính phủ ban hành chính sách hợp tác quốc tế về lâm nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng thời kỳ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,722 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào