Hoạt động chính của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là những hoạt động nào?

Cho tôi hỏi: Hoạt động chính của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc gồm có những gì? Câu hỏi của anh Minh đến từ Phú Thọ.

Những cơ quan, tổ chức nào tham gia hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT quy định các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố trên toàn quốc gồm:

- Bộ Thông tin và Truyền thông - Cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Cơ quan thường trực quốc gia) và Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Ban điều phối ứng cứu quốc gia); Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT - Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia).

- Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo ứng cứu sự cố cấp bộ, tỉnh).

- Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (sau đây gọi tắt là Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố); Đội ứng cứu sự cố hoặc bộ phận ứng cứu sự cố tại Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Đội/bộ phận ứng cứu sự cố).

- Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Mạng lưới ứng cứu sự cố); và Ban Điều hành mạng lưới.

- Chủ quản hệ thống thông tin; đơn vị vận hành hệ thống thông tin; các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn được Cơ quan thường trực, Cơ quan điều phối quốc gia hoặc Ban Chỉ đạo ứng cứu sự cố cấp bộ, tỉnh chỉ định hoặc triệu tập tham gia ứng cứu sự cố.

Hoạt động chính của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc gồm có những gì?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT quy định Ban điều hành mạng lưới tổ chức triển khai các nhiệm vụ của mạng lưới ứng cứu sự cố, gồm các hoạt động chính sau:

- Nghiên cứu, thu thập, tiếp nhận, phân tích, xác minh, đánh giá, cảnh báo về sự cố, rủi ro an toàn thông tin mạng và phần mềm độc hại.

- Phối hợp thực hiện ứng cứu, xử lý, ngăn chặn và khắc phục sự cố; kiểm tra, đốc thúc việc xây dựng, triển khai kế hoạch ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng và việc thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên mạng lưới.

- Xây dựng, nâng cao năng lực cho các thành viên mạng lưới và các Đội ứng cứu sự cố, gồm:

+ Huấn luyện, diễn tập, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng và nghiệp vụ; tổ chức các chuyến công tác trong và ngoài nước để khảo sát, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, hợp tác.

+ Giao ban định kỳ, tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về điều phối, ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

+ Hỗ trợ xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý, vận hành hệ thống thông tin theo các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thông tin, ứng cứu sự cố.

+ Tổ chức các nghiên cứu chuyên môn, xây dựng các báo cáo, tài liệu hướng dẫn, thống kê về an toàn thông tin mạng và các vấn đề liên quan để chia sẻ, phổ biến trong mạng lưới.

- Tham gia các hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng ngừa, ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

- Tổ chức, duy trì hoạt động của Ban điều hành mạng lưới; và triển khai các hoạt động khác liên quan đến điều phối, ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Hoạt động chính của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc gồm có những gì?

Hoạt động chính của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là những hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc phải dựa vào nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT quy định thực hiện điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên toàn quốc phải dựa vào nguyên tắc sau:

- Tuân thủ các quy định pháp luật về điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.

- Chủ động, kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ, chính xác, đồng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Ứng cứu sự cố trước hết phải được thực hiện, xử lý bằng lực lượng tại chỗ và trách nhiệm chính của chủ quản hệ thống thông tin.

- Tuân thủ các điều kiện, nguyên tắc ưu tiên về duy trì hoạt động của hệ thống thông tin đã được cấp thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch ứng phó sự cố.

- Thông tin trao đổi trong mạng lưới phải được kiểm tra, xác thực đối tượng trước khi thực hiện các bước tác nghiệp tiếp theo.

- Bảo đảm bí mật thông tin biết được khi tham gia, thực hiện các hoạt động ứng cứu sự cố theo yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân gặp sự cố.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,501 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào