Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe của khách hàng không? Thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu là khi nào?

Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe của khách hàng không? Thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu là khi nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Hóa đơn điện tử xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe của khách hàng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử xăng dầu không bắt buộc phải có thông tin biển số xe của khách hàng.

Tuy nhiên, tại trang thông tin điện tử Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn) chính thức ghi thông tin ‘số biển số xe” của khách hàng mua xăng dầu lên hóa đơn điện tử (HĐĐT) phát hành sau từng lần bán hàng tại hệ thống CHXD Petrolimex trên toàn quốc bắt đầu từ ngày 01/9/2023.

Thông tin “số biển số xe” được ghi lên HĐĐT của Petrolimex đáp ứng quy định tại khoản 15 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và đã được Petrolimex triển khai thí điểm hiệu quả trên HĐĐT phát hành sau từng lần bán hàng từ ngày 01/7/2023.

Đồng thời, trang thông tin điện tử Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng nêu rõ hệ thống phát hành HĐĐT Petrolimex ghi bổ sung thông tin “số biển số xe” theo nguyên tắc sau:

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, …: Hệ thống chỉ phát hành hóa đơn khi nhập đầy đủ thông tin “số biển số xe”.

- Đối với khách hàng cá nhân: Đảm bảo quyền của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP ngày 17/04/2023 của Chính phủ về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Đối với khách hàng không lấy hóa đơn: Hệ thống phát hành HĐĐT tự động không có thông tin “số biển số xe”.

Xem thêm: Lịch nộp thuế, tờ khai thuế 2024 quan trọng doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý

Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe của khách hàng không? Thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu là khi nào?

Hóa đơn xăng dầu có bắt buộc phải ghi biển số xe của khách hàng không? Thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu là khi nào?

Hoá đơn điện tử xăng dầu hiện nay sẽ có những nội dung nào?

Nội dung của hoá đơn nói chung cũng như hoá đơn điện tử xăng dầu nói riêng được quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:

+ Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện trên mỗi hóa đơn,.

+ Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(2) Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(3) Số hóa đơn

+ Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn.

Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.

+ Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.

(4) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

(5) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

+ Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

+ Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua.

(6) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

(7) Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, cụ thể:

+ Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).

+ Đối với hóa đơn điện tử:

Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.

Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều này.

(8) Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

(9) Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.

(10) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

(11) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).

(12) Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

(13) Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn:

+ Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

+ Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

+ Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

(14) Nội dung khác trên hóa đơn

Ngoài các nội dung trên, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.

Cụ thể, đối với hóa đơn điện tử xăng dầu tại hệ thống CHXD Petrolimex trên toàn quốc thì từ ngày 01/9/2023, hóa đơn xăng dầu sẽ có thêm nội dung là "biển số xe" của khách hàng.

Lưu ý: Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động bán xăng dầu như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bản phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kể toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ quy định:

Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bản xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Theo đó, khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hoá đơn điện tử để giao cho người mua, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.

Đồng thời, thời điểm lập hoá đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán.

Như vậy, thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu là thời điểm kết thúc từng lần bán hàng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
13,087 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào