Hồ sơ yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là động sản, cây hằng năm, công trình tạm bao gồm những gì?
Hồ sơ yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là động sản, cây hằng năm, công trình tạm bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 46 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định:
Hồ sơ đăng ký đối với động sản, cây hằng năm, công trình tạm.
...
4. Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04d tại Phụ lục (01 bản chính).
Theo đó, muốn đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là động sản, cây hằng năm, công trình tạm, chủ thể thực hiện cần chuẩn bị Phiếu yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm.
Hiện nay Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là động sản, cây hằng năm, công trình tạm được quy định tại Mẫu 04d Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cụ thể:
Tải Mẫu phiếu yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là động sản, cây hằng năm, công trình tạm : tại đây
Hồ sơ yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là động sản, cây hằng năm, công trình tạm bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Người yêu cầu đăng ký, người yêu cầu cung cấp thông tin
...
5. Người yêu cầu đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm.
Đồng thời căn cứ Điều 4 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Các trường hợp đăng ký
1. Các trường hợp đăng ký bao gồm:
a) Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan;
b) Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
c) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
d) Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là đăng ký thay đổi); xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký (sau đây gọi là xóa đăng ký) đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Việc đăng ký được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Như vậy, việc đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm được bên nhận bảo đảm thực hiện trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận.
Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Hiệu lực của đăng ký
...
4. Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thông báo vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu; chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thông báo được xóa vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu hoặc từ thời điểm biện pháp bảo đảm được xóa đăng ký.
Hiệu lực của đăng ký quy định tại khoản này là để thông báo, công khai việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm, bên cùng nhận bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác; không phải là căn cứ xác định hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba.
Như vậy, đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm cơ quan đăng ký ghi, cập nhật nội dung thông báo vào Sổ đăng ký hoặc vào Cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra cũng cần lưu ý là hiệu lực của đăng ký quy định tại khoản này là để thông báo, công khai việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm, bên cùng nhận bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác; không phải là căn cứ xác định hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.