Hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác gồm những gì?
- Hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác gồm những gì?
- Trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác như thế nào?
- Có mấy cách gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác?
Hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 30 Mục II Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 2589/QĐ-BTC năm 2021, hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với trường hợp chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức kinh tế và tổ chức khác (chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác) bao gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị phụ thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
Hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác gồm những gì?
Trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 30 Mục II Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 2589/QĐ-BTC năm 2021, trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác được thực hiện như sau:
Bước 1: Đơn vị độc lập chuyển thành đơn vị phụ thuộc của đơn vị chủ quản khác thì đơn vị đơn vị độc lập được chuyển đổi phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi chuyển đổi theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 14 Thông tư 105/2020/TT- BTC
- Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Người nộp thuế (NNT) truy cập vào Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn để khai tờ khai và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử (nếu có), ký điện tử và gửi đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn.
NNT nộp hồ sơ (hồ sơ đăng ký thuế đồng thời với hồ sơ đăng ký kinh doanh theo cơ chế 1 cửa liên thông) đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gửi thông tin hồ sơ đã tiếp nhận của NNT sang cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận:
- Đối với hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế bằng giấy:
+ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn xử lý hồ sơ đã tiếp nhận.
+ Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính: Công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.
Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế điện tử:
Cơ quan thuế thực hiện tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan thuế.
+ Tiếp nhận hồ sơ: Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo tiếp nhận việc NNT đã nộp hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ (Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN) chậm nhất 15 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký thuế điện tử của người nộp thuế.
+ Kiểm tra, giải quyết hồ sơ: Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, giải quyết hồ sơ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế và trả kết quả giải quyết qua Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ.
++ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục theo quy định và phải trả kết quả: Cơ quan thuế gửi kết quả giải quyết hồ sơ đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ theo thời hạn quy định.
++ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng thủ tục theo quy định, cơ quan thuế gửi thông báo về việc không chấp nhận hồ sơ, gửi đến Cổng thông tin điện tử mà người nộp thuế lựa chọn lập và gửi hồ sơ trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Thông báo tiếp nhận hồ sơ.
Có mấy cách gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác?
Căn cứ tiểu mục 30 Mục II Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 2589/QĐ-BTC năm 2021, thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi chuyển đơn vị độc lập thành đơn vị phụ thuộc của một đơn vị chủ quản khác có thể được gửi cho cơ quan chức năng bằng các cách sau:
- Nộp trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thuế;
- Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;
- Hoặc bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế/Cổng thông tin của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN theo quy định tại Thông tư 19/2021/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.