Hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động lên Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động theo Quyết định 1758?
Hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động lên Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động theo Quyết định 1758?
Ngày 23/10/2024, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Quyết định 1758/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 Tải về về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó, tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần II thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH ban hành kèm theo Quyết định 1758/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 có quy định hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động lên Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như sau:
Đối với viên chức được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Kỹ thuật kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lên Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch viên chức theo Mẫu HS02-VC/BNV ban hành tại Thông tư 07/2019/TT-BNV.
Tải về Mẫu HS02-VC/BNV
Lưu ý: Sơ yếu lý lịch được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;
- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng. Trường hợp yêu cầu về ngoại ngữ ở hạng chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng không có sự thay đổi so với yêu cầu ở hạng mục chức danh nghề nghiệp đang giữ thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ. Trường hợp có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì được sử dụng thay thế chứng chỉ ngoại ngữ.
- Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Đối với cơ quan, đơn vị cử viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Kỹ thuật kiểm định kỹ thuật an toàn lao động lên Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, hồ sơ bao gồm:
- Danh sách viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Quyết định cử viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Trên đây là hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động lên Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động.
Hồ sơ xét thăng hạng viên chức từ Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động lên Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động theo Quyết định 1758? (Hình từ internet)
Nhiệm vụ của kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động bao gồm những gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH có quy định kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
STT | Nhiệm vụ, Mảng công việc | Nhiệm vụ, công việc cụ thể |
1 | Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành: | Tham mưu về mặt chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động Chỉ đạo, lãnh đạo điều hành trực tiếp các kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động, kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, người lao động |
2 | Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: | - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm định cho đối tượng kiểm định cụ thể, đúng chuyên ngành theo sự phân công; - Trực tiếp thực hiện việc kiểm định các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả kiểm định; tư vấn kỹ thuật an toàn cho các cơ sở sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong phạm vi được phân công; - Tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn được phân công; - Tham gia biên soạn giáo trình và tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, huấn luyện cho cán bộ quản lý và công nhân vận hành các đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phù hợp với phạm vi kiểm định được phân công; - Tham gia biên soạn chương trình, tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động khi được phân công. |
3 | Công việc hỗ trợ | Tham gia các hội nghị, hội thảo, hợp tác quốc tế về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan. |
4 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủ trưởng giao |
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Căn cứ Điều 7 Luật an toàn lao động 2015 có quy định như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
+ Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
+ Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
+ Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
+ Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.