Hồ sơ xác định lại mức độ khuyết tật năm 2024 gồm có những gì? Trình tự thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện thế nào?

Hồ sơ xác định lại mức độ khuyết tật gồm có những gì? Trình tự thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện thế nào? - Câu hỏi của anh T.V (Hà Tĩnh).

Hồ sơ xác định lại mức độ khuyết tật gồm có những gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH và tiểu mục 1.3 Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-LĐTBXH 2024 quy định thành phần, hồ sơ đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật gồm các thành nội dung sau:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

- Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ hoặc các giấy tờ liên quan khác.

Người có nhu cầu xác định lại mức độ khuyết tật cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các nội dung trên bằng hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua bưu chính công ích gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú để được xem xét, cấp Giấy xác nhận khuyết tật.

Hồ sơ xác định lại mức độ khuyết tật năm 2024 gồm có những gì? Trình tự thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện thế nào?

Hồ sơ xác định lại mức độ khuyết tật năm 2024 gồm có những gì? Trình tự thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật được thực hiện thế nào?

Trình tự thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật thực hiện thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 208/QĐ-LĐTBXH 2024 quy định trình tự thực hiện thủ tục xác định lại mức độ khuyết tật như sau:

Bước 1: Khi có nhu cầu xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

- Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 quy định tại Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.

- Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

- Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 và theo các mẫu số 02 hoặc mẫu số 03 của Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế.

Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Bước 3: Lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 05 ban hành kèm Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

- Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày 01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

+ Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

- Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật 2010 thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội).

Các trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật 2010 gồm: Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác),

Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.

Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH).

Người khuyết tật được chia theo mấy mức độ?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên.

Như vậy, hiện nay người khuyết tật được chia thành 3 nhóm theo mức độ khuyết tật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,216 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào