Hồ sơ thiết kế phương tiện giao thông đường sắt: Bãi bỏ bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị sản xuất trong nước, thiết bị nhập khẩu?
- Quy định về kiểm tra sản xuất, lắp ráp tại Thông tư 29/2018/TT-BGTVT?
- Quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt năm 2022?
- Điểm khác về hồ sơ thiết kế phương tiện giao thông đường sắt giữa Thông tư 29/2018/TT-BGTVT và Thông tư 10/2022/TT-BGTVT?
Quy định về kiểm tra sản xuất, lắp ráp tại Thông tư 29/2018/TT-BGTVT?
Quy định về kiểm tra sản xuất, lắp ráp tại Thông tư 29/2018/TT-BGTVT được quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (Khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT) cụ thể như sau:
(1) Việc kiểm tra sản xuất, lắp ráp được thực hiện đối với: đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt, tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
(2) Hồ sơ thiết kế bao gồm:
- Đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp mới:
Bản vẽ kỹ thuật: bản vẽ tổng thể của phương tiện, tổng thành, thiết bị; bản vẽ lắp đặt của tổng thành, thiết bị, hệ thống trên phương tiện; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị sản xuất trong nước; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị nhập khẩu.
Bản thuyết minh, tính toán: thuyết minh đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương tiện; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm động lực học: tính êm dịu vận hành, tính an toàn chống lật và chống trật bánh; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức kéo (áp dụng đối với đầu máy, thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức bền của khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bệ xe, thân xe; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm hệ thống hãm.
- Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới: bản vẽ tổng thể của tổng thành, thiết bị, linh kiện; bản thuyết minh đặc tính kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, linh kiện; tính toán kiểm nghiệm sức bền đối với thân xe, khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bộ móc nối đỡ đấm.
(3) Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:
- Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hồ sơ thiết kế theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống, thiết bị, linh kiện liên quan được sử dụng;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm của phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm.
(4) Nội dung kiểm tra:
- Kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế;
- Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.
(5) Phương thức kiểm tra:
- Đối với phương tiện, tổng thành, thiết bị: kiểm tra từng sản phẩm;
- Đối với linh kiện: kiểm tra mẫu điển hình cho từng lô linh kiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;
Hồ sơ thiết kế phương tiện giao thông đường sắt: Bãi bỏ bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị sản xuất trong nước, thiết bị nhập khẩu?
Quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt năm 2022?
Tại Điều 1 Thông tư 10/2022/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt cụ thể như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 29/2018/TTBGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
“2. Hồ sơ thiết kế bao gồm:
a) Đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp mới:
Bản vẽ kỹ thuật: bản vẽ tổng thể của phương tiện, tổng thành, thiết bị; bản vẽ lắp đặt của tổng thành, thiết bị, hệ thống trên phương tiện;
Bản thuyết minh, tính toán: thuyết minh đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương tiện; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm động lực học: tính êm dịu vận hành, tính an toàn chống lật và chống trật bánh; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức kéo (áp dụng đối với đầu máy); thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức bền của khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bệ xe, thân xe; thuyết
minh, tính toán kiểm nghiệm hệ thống hãm.
b) Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới: bản vẽ tổng 10 23 062 thể của tổng thành, thiết bị, linh kiện; bản thuyết minh đặc tính kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, linh kiện; tính toán kiểm nghiệm sức bền đối với thân xe, khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bộ móc nối đỡ đấm.”"
Điểm khác về hồ sơ thiết kế phương tiện giao thông đường sắt giữa Thông tư 29/2018/TT-BGTVT và Thông tư 10/2022/TT-BGTVT?
Một vài điểm khác tại Thông tư 10/2022/TT-BGTVT so với Thông tư 29/2018/TT-BGTVT cụ thể rằng hồ sơ thiết kế tại Thông tư 10/2022/TT-BGTVT đã bỏ đi bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị sản xuất trong nước; bản vẽ và thông số kỹ thuật của tổng thành, thiết bị nhập khẩu. Theo đó, hồ sơ thiết kế phương tiện giao thông đường sắt năm 2022 bao gồm:
- Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hồ sơ thiết kế theo quy định tại khoản 2 Điều này;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng và tài liệu kỹ thuật của tổng thành, hệ thống, thiết bị, linh kiện liên quan được sử dụng;
- Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm của phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm.
Thông tư 10/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/07/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.