Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định về hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
(1) Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản:
+ Quyết định giao, điều chuyển tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền; biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản; quyết định xử lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền.
+ Hồ sơ pháp lý về đất đai (Quyết định giao đất, cho thuê đất; Hợp đồng thuê đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
+ Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan.
- Báo cáo kê khai lần đầu, báo cáo kê khai bổ sung theo quy định tại Điều 26 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
Nghị định 08/2025/NĐ-CP (theo các Mẫu số 01A, 01B, 01C và 01D tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2025/NĐ-CP).
- Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản theo quy định tại Điều 26 Nghị định này (theo các Mẫu số 02A, 02B, 02C, 03A, 03B, 03C, 03D, 03Đ và 03E tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2025/NĐ-CP).
- Dữ liệu về tài sản trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
(2) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chịu trách nhiệm lập hồ sơ, quản lý, lưu trữ hồ sơ về tài sản theo quy định đối với các hồ sơ quy định tại (1) ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
Trách nhiệm lập, quản lý, lưu trữ đối với các hồ sơ đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về thủy lợi và pháp luật có liên quan.
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao? (Hình ảnh Internet)
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định về kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
(1) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có kết cấu độc lập hoặc một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định là một đối tượng ghi sổ kế toán.
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quản lý thì đối tượng ghi sổ kế toán là phần tài sản được giao cho từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phù hợp với nguyên tắc nêu trên.
(2) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có trách nhiệm:
- Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
- Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản theo quy định của pháp luật.
(3) Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được xác định theo nguyên tắc:
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đang sử dụng trước ngày Nghị định 08/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành:
+ Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản thì sử dụng giá trị đã có để ghi sổ kế toán.
+ Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã có hồ sơ quyết toán công trình thì sử dụng giá trị quyết toán để xác định nguyên giá ghi sổ kế toán.
+ Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản hoặc giá trị quyết toán thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng giá của công trình mẫu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định để xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi tương đương hoặc thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản để làm một trong những căn cứ để xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Việc lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
+ Trường hợp sử dụng giá của công trình mẫu để xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi tương đương thì chỉ sử dụng nguyên giá này để theo dõi, ghi sổ kế toán, thực hiện báo cáo kê khai tài sản để đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị quyết toán được phê duyệt.
Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Giá trị thẩm tra quyết toán, giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán;
+ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;
+ Giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt hoặc điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh);
+ Giá trị tổng mức đầu tư được phê duyệt hoặc điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp tổng mức đầu tư được điều chỉnh).
Khi dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan được giao tài sản thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong quá trình quản lý, sử dụng được nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì khi dự án được phê duyệt quyết toán, giá trị quyết toán của dự án được kế toán tăng giá trị tài sản.
(4) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng giá của công trình mẫu để xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đối với trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi chưa có thông tin về nguyên giá, giá trị còn lại quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
(5) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, phân loại, giao, lập hồ sơ, kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
(6) Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán, tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Quy định về bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định về bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được bảo trì theo quy trình, tiêu chuẩn, định mức nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
- Việc xác định chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về thủy lợi.
Chi phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được tính vào giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi và quy định của pháp luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 08/2025/NĐ-CP.
- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong thời gian cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản mà tổ chức, doanh nghiệp thuê quyền khai thác, nhận chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản có nghĩa vụ thực hiện việc bảo trì theo hợp đồng ký kết thì việc bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do tổ chức, doanh nghiệp thuê quyền khai thác hoặc nhận chuyển nhượng quyền khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.