Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những thành phần gì?
- Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì?
- Trình tự thủ tục thực hiện chấp thuận đối với đề nghị tăng vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc chấp thuận đề nghị tăng vốn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 50/2018/TT-NHNN, Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm:
Văn bản đề nghị, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:
- Mức vốn đã được cấp hiện tại và mức vốn được cấp dự kiến tăng;
- Sự cần thiết của việc tăng mức vốn được cấp;
- Thông tin về quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được xác định theo kết quả kiểm toán của kiểm toán độc lập; thông tin về số tiền từ quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp, lợi nhuận để lại và các quỹ khác được sử dụng để tăng vốn được cấp (trường hợp nguồn tăng vốn từ các quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp, lợi nhuận để lại và các quỹ khác);
- Số vốn dự kiến cấp bổ sung từ ngân hàng mẹ (trường hợp nguồn tăng vốn từ ngân hàng mẹ);
Ngoài ra, việc tăng mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải được thông qua bằng văn bản của ngân hàng mẹ, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
-Tổng mức vốn được cấp dự kiến tăng thêm;
- Các đợt dự kiến tăng mức vốn được cấp (nếu có);
- Nguồn tiền được sử dụng để tăng mức vốn được cấp;
- Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng mức vốn được cấp.
Hồ sơ đề nghị tăng mức vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những thành phần gì?
Trình tự thủ tục thực hiện chấp thuận đối với đề nghị tăng vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 50/2018/TT-NHNN về nội dung này như sau:
- Trình tự, thủ tục chấp thuận đối với trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng vốn được cấp từ lợi nhuận để lại và các quỹ khác theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, cụ thể như sau:
+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có quyết định sửa đổi Giấy phép; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Trình tự, thủ tục chấp thuận đối với trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng vốn do ngân hàng mẹ cấp bổ sung thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này, cụ thể như sau:
+ Ngân hàng thương mại lập hồ sơ gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày ký.
Ngoài ra, việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc tăng mức vốn được cấp, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có văn bản đề nghị sửa đổi mức vốn được cấp tại Giấy phép gửi Ngân hàng Nhà nước;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ngân hàng Nhà nước có quyết định sửa đổi mức vốn được cấp tại Giấy phép.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc chấp thuận đề nghị tăng vốn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 50/2018/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-NHNN) về nội dung này như sau:
- Tiếp nhận hồ sơ, chấp thuận nội dung thay đổi theo thẩm quyền phân cấp quản lý các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
- Là đầu mối tiếp nhận báo cáo của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các nội dung thay đổi.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng thương mại dự kiến đặt trụ sở chính, chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến đặt trụ sở thực hiện kiểm tra việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện của trụ sở chính của ngân hàng thương mại, trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến đặt trên địa bàn; có ý kiến bằng văn bản gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Kiểm tra việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài dự kiến đặt trên địa bàn trước khi có quyết định sửa đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Giấy phép theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Trong đó, thẩm quyền chấp thuận thay đổi mức vốn của chi nhánh ngân hàng nước ngoại được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 50/2018/TT-NHNN như sau:
- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chấp thuận những nội dung thay đổi đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở trên địa bàn trừ trường hợp những nội dung thay đổi thuộc thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.