Hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm các tài liệu nào?
- Hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm các tài liệu nào?
- Thời điểm ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải là khi nào?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm các tài liệu nào?
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký Chương trình
1. Hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý, sự cần thiết ban hành; mục đích, quan điểm xây dựng; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; mục tiêu, nội dung chính của văn bản; chính sách cơ bản và các giải pháp để thực hiện; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành; thời gian dự kiến trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
c) Các thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính;
d) Đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Bản dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình, cơ quan phối hợp, Thứ trưởng phụ trách, cơ quan ban hành, thời gian trình đề cương chi tiết, thời gian trình dự thảo văn bản (theo từng cấp);
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với các văn bản phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, sau khi có Nghị quyết của Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì tham mưu trình gửi đăng ký về Vụ Pháp chế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này để cập nhật nhiệm vụ xây dựng văn bản vào Chương trình.
Theo như quy định trên thì Bộ Giao thông vận tải sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gồm đầy đủ các thành phần, tài liệu như sau:
- Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
- Các thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính
- Đề cương dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Bản dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham mưu trình, cơ quan phối hợp, Thứ trưởng phụ trách, cơ quan ban hành, thời gian trình đề cương chi tiết, thời gian trình dự thảo văn bản (theo từng cấp).
Hồ sơ đăng ký xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải gồm các tài liệu nào?
Thời điểm ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải là khi nào?
Căn cứ vào Điều 15 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Ban hành Chương trình
1. Căn cứ đề xuất của các Vụ, Cục, doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác thuộc Bộ, Vụ Pháp chế dự thảo Chương trình, thực hiện việc rà soát và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đối với đề nghị xây dựng văn bản.
2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Vụ Pháp chế chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Chương trình; xin ý kiến của các Thứ trưởng phụ trách và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
3. Sau khi Bộ trưởng ký ban hành, Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm đăng tải Quyết định ban hành Chương trình trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theo đó, Vụ Pháp chế dựa vào cơ sở lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải để xin ý kiến của các thứ trưởng và trình Bộ trưởng xem xét, ban hành chương trình trước ngày 31/12 hằng năm.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều chỉnh Chương trình
1. Các trường hợp được điều chỉnh Chương trình:
a) Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung vào Chương trình do yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế;
b) Văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình do không còn cần thiết phải ban hành hoặc do có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội;
c) Văn bản quy phạm pháp luật có thay đổi về thể thức, tên văn bản so với nhiệm vụ được giao tại Quyết định ban hành Chương trình.
2. Trình tự điều chỉnh Chương trình:
a) Cơ quan tham mưu trình chủ trì, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo trình Thứ trưởng phụ trách về việc xin điều chỉnh Chương trình. Tờ trình nêu rõ lý do, phương hướng, nội dung điều chỉnh và đề xuất xử lý;
b) Sau khi có ý kiến đồng ý của Thứ trưởng phụ trách, cơ quan tham mưu trình xin ý kiến Bộ trưởng;
c) Khi Bộ trưởng có ý kiến, cơ quan tham mưu trình chuyển văn bản đến
Vụ Pháp chế tổng hợp, theo dõi triển khai.
Như vậy, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải được điều chỉnh trong 03 trường hợp sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung vào Chương trình do yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo các văn bản mới được ban hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hoặc để thực hiện các điều ước quốc tế;
- Văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh thời gian trình hoặc đưa ra khỏi Chương trình do không còn cần thiết phải ban hành hoặc do có sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội;
- Văn bản quy phạm pháp luật có thay đổi về thể thức, tên văn bản so với nhiệm vụ được giao tại Quyết định ban hành Chương trình.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.