Hồ sơ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 28 Nghị định 116/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
...
4. Hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện gồm:
a) 01 bản đăng ký cai nghiện tự nguyện theo Mẫu số 22 Phụ lục II Nghị định này;
b) 01 bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền;
c) 01 bản phôtô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) của người nghiện ma túy.
Theo đó, để được đăng ký cai nguyện ma túy tự nguyện tại gia đình thì cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau đây:
- Bản đăng ký cai nghiện tự nguyện
- Bản sao Phiếu kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền
- Bản phô tô một trong các loại giấy tờ tùy thân: căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy khai sinh.
Hồ sơ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng được quy định như thế nào?
Thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng như thế nào?
Căn cứ vào Điều 31 Nghị định 116/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Người cai nghiện ma túy, người đại diện hợp pháp của người nghiện ma túy có trách nhiệm:
+ Thực hiện cai nghiện theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Phối hợp với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, cơ sở cai nghiện tự nguyện hoàn thiện kế hoạch cai nghiện và thực hiện kế hoạch cai nghiện với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ và trợ giúp của gia đình. Tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn trong quá trình thực hiện kế hoạch cai nghiện ma túy của cá nhân;
+ Trả chi phí sử dụng dịch vụ cai nghiện tự nguyện cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ theo hợp đồng sử dụng dịch vụ.
- Gia đình và người đại diện hợp pháp của người cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:
+ Quản lý, hỗ trợ, động viên người cai nghiện thực hiện kế hoạch cai nghiện;
+ Tạo điều kiện vật chất, tinh thần để người cai nghiện ma túy phục hồi sức khỏe, tâm lý; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp, bảo vệ phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em tham gia học tập (đối với người dưới 18 tuổi), học nghề, tạo việc làm, sinh kế giúp người cai nghiện hòa nhập cộng đồng, xã hội;
- Trả chi phí cai nghiện theo hợp đồng sử dụng dịch cai nghiện (đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi).
- Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm:
+ Thông báo công khai, minh bạch về loại dịch vụ, quy trình thực hiện dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ đối với người cai nghiện, gia đình người nghiện;
+ Tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn người cai nghiện xây dựng kế hoạch cai nghiện theo quy trình cai nghiện quy định tại Chương III Nghị định này;
+ Thực hiện đúng quy định chuyên môn theo quy trình cai nghiện, chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ cung cấp;
+ Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ, hoàn thành dịch vụ.
Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy như thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 62/2022/TT-BTC quy định như sau:
Chi thực hiện chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy.
1. Chi tiền thuốc cắt cơn, giải độc, điều trị rối loạn tâm thần cho người cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện công lập theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP và theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế: Mức chi theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
2. Chi hỗ trợ 95% chi phí cai nghiện ma túy và thuốc chữa bệnh thông thường cho các đối tượng theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP, bao gồm:
a) Chi phí cai nghiện ma túy: Nội dung và mức chi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
b) Chi thuốc chữa bệnh thông thường: Mức chi theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
3. Chi hỗ trợ tiền ăn, quần áo, chăn, màn, chiếu, gối, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và băng vệ sinh (đối với người cai nghiện tự nguyện là nữ) đối với người cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện công lập: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và dự kiến số lượng đối tượng tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập thuộc phạm vi quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức hỗ trợ cụ thể, ít nhất bằng 70% mức hỗ trợ đối với người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của địa phương.
4. Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và dự kiến số lượng đối tượng tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập thuộc phạm vi quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức hỗ trợ cao hơn, đối tượng mở rộng hơn ngoài chế độ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Mức hỗ trợ chỗ ở cho người nghiện ma túy tham gia cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Theo đó việc chi thực hiện chế độ, chính sách đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy sẽ gồm các khoản sau:
- Chi tiền cắt cơn nghiện
- Chi hỗ trợ chi phí cai nghiện
- Chi hỗ trợ quần áo, chăn màn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.