Hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo được giảm bao nhiêu khi thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?

Hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo được giảm bao nhiêu khi được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?- Câu hỏi của chị Hương (Đồng Tháp)

Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 99/2015/NĐ-CP về nguyên tắc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước như sau:

Miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
1. Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở (bao gồm người đại diện đứng tên trong hợp đồng và các thành viên khác có tên trong hợp đồng thuê nhà);
b) Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở chỉ xét một lần cho người thuê; trường hợp thuê nhiều nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì chỉ được hưởng miễn, giảm tiền thuê đối với một nhà ở;
c) Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất;
d) Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.

Như vậy, Việc miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc sau:

+ Người được miễn, giảm tiền thuê nhà ở phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở

+ Chỉ xét miễn, giảm thuê nhà ở một lần cho người thuê; trường hợp thuê nhiều nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì chỉ được hưởng miễn, giảm tiền thuê đối với một nhà ở.

+ Trường hợp một người thuộc đối tượng được hưởng nhiều chế độ miễn, giảm tiền thuê nhà ở thì chỉ được hưởng mức cao nhất.

+ Trường hợp trong một hộ gia đình có từ hai người trở lên đang thuê nhà ở thuộc diện được giảm tiền thuê thì được miễn tiền thuê nhà ở.

Hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo được giảm bao nhiêu khi được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?

Hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo được giảm bao nhiêu khi thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?

Đối tượng nào được miễn, giảm thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 99/2015/NĐ-CP về nội dung này như sau:

Miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
...
2. Đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ bao gồm:
a) Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Hộ nghèo, cận nghèo theo quy định về chuẩn nghèo, cận nghèo do Thủ tướng Chính phủ ban hành;
c) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.

Như vậy, đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước gồm:

+ Người có công với cách mạng

+ Hộ nghèo, hộ cận nghèo

+ Người khuyết tật, người già cô đơn

+ Đối tượng đặc biệt khó khăn về nhà ở tại khu đô thị.

Hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo được giảm bao nhiêu khi được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

Miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
...
3. Mức miễn, giảm tiền thuê nhà ở cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Riêng hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị nếu được thuê nhà ở thì được giảm 60% tiền thuê nhà ở phải nộp; đối với hộ nghèo, cận nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

Như vậy, hộ gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo được giảm 60% tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Lưu ý rằng mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình, không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình.

Giấy tờ chứng minh đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 19/2016/TT-BXD về nội dung này như sau:

Giấy tờ chứng minh đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
1. Trường hợp là người có công với cách mạng thì phải có giấy tờ chứng minh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về người có công với cách mạng.
2. Trường hợp là người khuyết tật hoặc người già cô đơn thì phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về người khuyết tật hoặc chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Trường hợp là hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang cư trú theo hình thức đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên.

Như vậy, đối với trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang cư trú theo hình thức đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú từ 01 năm trở lên để được miễn, giảm tiền thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,138 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào