Hộ cận nghèo phục vụ sản xuất, kinh doanh được vay tối đa bao nhiêu tiền trong năm 2023? Lãi suất cho vay được quy định như thế nào?

Hộ cận nghèo phục vụ sản xuất, kinh doanh được vay tối đa bao nhiêu tiền trong năm 2023? Câu hỏi của bạn A.L.T ở Bình Dương.

Mức cho vay đối với hộ cận nghèo phục vụ sản xuất, kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 15/2013/QĐ-TTg có quy định về mức cho vay đối với hộ cận nghèo như sau:

Mức cho vay
Mức cho vay đối với hộ cận nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

Theo Mục 1 Công văn 866/NHCS-TDNN năm 2019 có quy định về mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo như sau:

1. Nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.
Theo đó, các chương trình tín dụng được Thủ tướng Chính phủ quy định mức cho vay tối đa không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ được nâng mức cho vay tối đa lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay, cụ thể:
- Chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
- Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo.
- Chương trình cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nâng thời hạn cho vay tối đa đối với chương trình cho vay hộ nghèo lên 120 tháng. Theo đó, chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg có thời hạn cho vay thực hiện như cho vay đối với hộ nghèo được nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng.
3. Mức cho vay và thời hạn cho vay cụ thể đối với từng hộ vay được căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn tự có, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn cho vay của NHCSXH. Trường hợp, hộ vay thuộc đối tượng của các chương trình tín dụng nêu trên đang sử dụng vốn vay có hiệu quả, thực hiện trả lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận, nếu có nhu cầu vay thêm vốn để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh khả thi thì có thể vay bổ sung nhưng mức dư nợ không vượt quá 100 triệu đồng/hộ.

Như vậy, mức cho vay đối với hộ cận nghèo phục vụ sản xuất, kinh doanh do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ cận nghèo thỏa thuận nhưng không vượt quá 100 triệu đồng/hộ vay. Cụ thể:

- Không được vượt quá mức cho vay tối đa phục vụ sản xuất kinh doanh áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ.

- Mức cho vay tối đa đối với hộ cận nghèo hiện nay là 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay.

Hộ cận nghèo phục vụ sản xuất, kinh doanh được vay tối đa bao nhiêu tiền trong năm 2023? Lãi suất cho vay được quy định như thế nào?

Hộ cận nghèo phục vụ sản xuất, kinh doanh được vay tối đa bao nhiêu tiền trong năm 2023? Lãi suất cho vay được quy định như thế nào?

Điều kiện để hộ cận nghèo được vay vốn là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 15/2013/QĐ-TTg có quy định về điều kiện cho vay như sau:

Điều kiện, hồ sơ và thủ tục cho vay
1. Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo.
2. Rủi ro đối với các khoản nợ của hộ cận nghèo được thực hiện theo cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo Điều 13 Nghị định 78/2002/NĐ-CP có quy định về điều kiện để được vay vốn như sau:

Điều kiện để được vay vốn
1. Đối với Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định của Nghị định này.

Như vậy, điều kiện để hộ cận nghèo được vay vốn là:

- Hộ cận nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp.

- Phải có trong danh sách hộ nghèo được ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố.

- Được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

Lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 15/2013/QĐ-TTg được sửa đổi khoản 1 Điều 1 Quyết định 1826/QĐ-TTg năm 2013 có quy định về lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo như sau:

Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ cận nghèo bằng 120% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ. Quy định này thay thế cho quy định tại khoản 1, Điều 3, Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo.
2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Như vậy lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo bằng 120% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ.

Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,063 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào