Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào thời gian nào? Hiệp định Giơnevơ được ký kết có ý nghĩa như thế nào?

Tôi muốn hỏi Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào thời gian nào? Hiệp định Giơnevơ được ký kết có ý nghĩa như thế nào? - câu hỏi của chị H.Q (Sa Đéc)

Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào thời gian nào?

Hiệp định Giơnevơ là một thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam, vậy thì Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào thời gian nào?

Để biết được Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào thời gian nào mời bạn đọc cùng tìm hiểu những sự kiện nổi bật dưới đây:

- Tháng 1-1954, ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp đã họp tại Beclin và quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết hai vấn đề: chiến tranh tại Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

- Ngày 26-4-1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơnevơ bắt đầu được khai mạc. Tham dự hội nghị có đại diện của: Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ , chính quyền Bảo Đại, Campuchia và Lào. Ban đầu, Hội nghị không bàn ngay về vấn đề Đông Dương, mà về vấn đề chiến tranh Triều Tiên.

- 17h30 ngày 7-5-1954, tin thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ gửi về Hội nghị từ Đông Dương.

Do đó mà sáng ngày 8-5-1954, vấn đề Đông Dương sớm được đưa lên bàn nghị sự. Phái đoàn Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn cùng với 2 phái đoàn của Campuchia và Lào chính thức tham gia.

Đại diện Chính phủ Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Bản đề nghị 8 điểm nổi tiếng của Phạm Văn Đồng cũng được đưa ra làm cơ sở thảo luận tại Hội nghị. Lập trường cơ bản của Việt Nam là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ. Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam và của Lào, Campuchia. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài... Những đề nghị hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểu Việt Nam đã được dư luận tiến bộ ở chính nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ.

- Kết quả là, do Đoàn Pháp vẫn giữ lập trường cứng rắn, nội các của thủ tướng Laniel bị nhân dân Pháp lên án, buộc phải từ chức ngày 12-6-1954. Phe chủ chiến ở Pháp bị đánh đổ, Mendès France thuộc phái chủ hòa lập chính phủ mới. Ngày 18-6-1954, khi nhậm chức, ông Mendès France tuyên bố sẽ từ chức, nếu trong vòng một tháng không đạt được ngừng bắn ở Đông Dương. Vào thời điểm này, tại Sài Gòn, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng thay Bửu Lộc dưới quyền Bảo Đại.

- Cuối giai đoạn 1 của Hội nghị, các bên tham gia đàm phán vẫn thăm dò lẫn nhau về giải pháp và đưa ra lập trường của mình mà không đi đến một thỏa thuận thực chất nào. Từ ngày 10 đến 20-7-1954 là giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán. Các đoàn làm việc rất khẩn trương để giải quyết những vấn đề then chốt. Về vấn đề đình chiến ở Lào và Campuchia, Đoàn Việt Nam đấu tranh quyết liệt, nhưng chỉ giành được khu tập kết cho Phathet Lào ở hai tỉnh, mà không đạt được việc điều chỉnh vùng đóng quân cho Khơme Itsarak.

Về vấn đề giới tuyến phân vùng và thời hạn tuyển cử ở Việt Nam, Đoàn Việt Nam kiên trì vĩ tuyến 16 và tổng tuyển cử sớm. Ngày 19-7-1954, ba đoàn Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc thống nhất đưa cho đoàn Pháp phương án cuối cùng giới tuyến đi qua đường số 9 mười km. Phương án này được Đoàn Việt Nam gợi ý từ tháng 6, nhưng phía Pháp vẫn đòi đi qua vĩ tuyến 18. Tại cuộc họp đêm 20-7-1954, 5 trưởng đoàn Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam vào phút chót mới thỏa thuận lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến phân vùng, và thời hạn tổng tuyển cử ấn định là hai năm.

- Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp rất căng thẳng, với thiện chí của phái đoàn Việt Nam, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.

Như vậy, sau phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ đã được ký kết..

Không những vậy, năm 1973, Việt Nam đã ký Hiệp định Pari năm 1973 - Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, tạo ra cục diện có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Có thể nói Hiệp đinh Giơnevơ 1954 về Việt Nam và Hiệp định Paris 1973: là Ngoại giao và thành tựu của cách mạng Việt Nam

Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào thời gian nào? Hiệp định Giơnevơ được ký kết có ý nghĩa như thế nào?

Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào thời gian nào? Hiệp định Giơnevơ được ký kết có ý nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)

Những nội dung được đề cập về chấm dứt chiến sự - rút quân tại Hiệp định Paris 1973 là gì?

Tại Chương 2 Hiệp định Paris năm 1973 về Chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa kỳ có nêu rõ những nội dung được đề cập về chấm dứt chiến sự - rút quân tại Hiệp định Paris 1973 như sau:

Điều 2

Một cuộc ngừng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ hai mươi bốn giờ (giờ GMT) ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba.

Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa kỳ chống lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hoa kỳ sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi ở miền Bắc Việt Nam ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn.

Điều 3

Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hoà bình lâu dài và vững chắc

Bắt đầu từ khi ngừng bắn:

- Các lực lượng của Hoa kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa kỳ và của Việt Nam cộng hoà sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban liên hợp quân sự bốn bên nói trong điều 16 sẽ quy định những thể thức.

- Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban Liên hợp quân sự hai bên nói trong điều 17 sẽ quy định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân.

- Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động tấn công nhau và triệt để tuân theo những điều quy định sau đây:

+ Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển;

+ Ngăn cấm mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên.

Điều 4

Hoa kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Điều 5

Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này, sẽ hoàn thành việc rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam mọi quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự liên quan đến chương trình bình định, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đã nói ở điều 3 (a). Cố vấn của các nước nói trên cho tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát cũng sẽ rút trong thời hạn đó.

Điều 6

Việc huỷ bỏ tất cả căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa kỳ và của các nước khác đã nói ở điều 3 (a) sẽ được hoàn thành trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này.

Điều 7

Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến khi thành lập chính phủ nói ở điều 9 (b) và điều 14 của Hiệp định này, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỷ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.

Hai bên miền Nam Việt Nam được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự giám sát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và Uỷ ban quốc tế kiểm soát và giám sát.

Nội dung được đề cập về các quyền dân tộc cơ bản của Nhân Dân Việt Nam trong Hiệp định Paris 1973 ?

Tại Điều 1 Hiệp định Paris năm 1973 có nêu rõ nội dung được đề cập về các quyền dân tộc cơ bản của Nhân Dân Việt Nam trong Hiệp định Paris 1973 như sau:

Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 về Việt Nam đã công nhận.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
20,381 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào