Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có thể dùng hồ sơ điện tử không?
- Hồ sơ đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm gồm gì?
- Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có thể dùng hồ sơ điện tử hay không?
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm thực hiện chuẩn bị hồ sơ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục hay không?
Hồ sơ đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm gồm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Hồ sơ các Chương trình giáo dục lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân và Chương trình Xóa mù chữ, hồ sơ gồm:
+ Sổ đăng bộ;
+ Kế hoạch giáo dục của trung tâm (theo năm học):
+ Sổ theo dõi và đánh giá học viên (bao gồm cả Hồ sơ giáo dục đối với học viên khuyết tật);
+ Sổ ghi đầu bài;
+ Học bạ học viên;
+ Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
- Hồ sơ các chương trình bồi dưỡng, chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học và các chương trình đào tạo khác
+ Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo của trung tâm (theo nhiệm vụ được giao, từng năm học);
+ Hồ sơ tổ chức các khóa đào tạo nghề sơ cấp (theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, nếu Trung tâm tổ chức thực hiện).
- Hồ sơ liên kết đào tạo trình độ đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Hồ sơ kiểm tra, đánh giá của cán bộ, giáo viên và nhân viên;
- Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;
- Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện;
- Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có thể dùng hồ sơ điện tử không? (Hình sự Internet)
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có thể dùng hồ sơ điện tử hay không?
Theo khoản 4 Điều 14 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm
1. Đối với Trung tâm
a) Hồ sơ các Chương trình giáo dục lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân và Chương trình Xóa mù chữ (nếu tổ chức thực hiện), hồ sơ gồm:
- Sổ đăng bộ;
- Kế hoạch giáo dục của trung tâm (theo năm học):
- Sổ theo dõi và đánh giá học viên (bao gồm cả Hồ sơ giáo dục đối với học viên khuyết tật);
- Sổ ghi đầu bài;
- Học bạ học viên;
- Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
b) Hồ sơ các chương trình bồi dưỡng, chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học và các chương trình đào tạo khác
- Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo của trung tâm (theo nhiệm vụ được giao, từng năm học);
- Hồ sơ tổ chức các khóa đào tạo nghề sơ cấp (theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, nếu Trung tâm tổ chức thực hiện).
c) Hồ sơ liên kết đào tạo trình độ đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá của cán bộ, giáo viên và nhân viên;
e) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;
g) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện;
h) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính;
2. Đối với các tổ chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Kế hoạch giáo dục của chuyên môn (theo năm học);
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học);
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án);
c) Sổ theo dõi, đánh giá học viên;
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dưới dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của Trung tâm, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện từ do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, hồ sơ trong hệ thống sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có thể dùng dưới dạng hồ sơ điện tử sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của Trung tâm, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm thực hiện chuẩn bị hồ sơ về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục hay không?
Tại Điều 16 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT quy định về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên như sau:
Bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục
Trung tâm có trách nhiệm thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định, thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
1. Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục khi xét thấy bảo đảm các tiêu chuẩn đánh giá Trung tâm theo quy định.
3. Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm, báo cáo kết quả Thực hiện nâng cao chất lượng với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.
4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của Trung tâm, các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.
5. Duy trì, phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng.
Căn cứ quy định trên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có trách nhiệm huẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của Trung tâm, các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác đánh giá ngoài về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.
Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 22/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.