Hành vi trốn tránh thực hiện các nội dung về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi như thế nào theo Thông tư 19/2023/TT-BKHCN?
- Hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi gì?
- Hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị về an toàn bức xạ, hạt nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi gì?
Căn cứ tại khoản Điều 13 Thông tư 19/2023/TT-BKHCN quy định như sau:
Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra
Hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều 42 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân có một trong các vi phạm sau:
1. Không cử người hoặc cử người không đủ thẩm quyền để làm việc với Đoàn thanh tra, kiểm tra.
2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền.
3. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đúng thời hạn theo yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
4. Không bố trí người, phương tiện, thiết bị liên quan hoặc cố tinh chậm trễ trong việc thực hiện các yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra khi tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế.
Liên hệ tại điểm b khoản 4 Điều 42 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa người đang thi hành công vụ;
b) Trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ, hạt nhân;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi của tổ chức, cá nhân có một trong các vi phạm sau:
- Không cử người hoặc cử người không đủ thẩm quyền để làm việc với Đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra của người có thẩm quyền.
- Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đúng thời hạn theo yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra.
- Không bố trí người, phương tiện, thiết bị liên quan hoặc cố tinh chậm trễ trong việc thực hiện các yêu cầu của Đoàn thanh tra, kiểm tra khi tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế.
Hành vi trốn tránh thực hiện các nội dung về an toàn bức xạ, hạt nhân là hành vi như thế nào theo Thông tư 19/2023/TT-BKHCN? (Hình từ internet)
Hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị về an toàn bức xạ, hạt nhân bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 42 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa người đang thi hành công vụ;
b) Trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ, hạt nhân;
c) Tự ý phá niêm phong, làm thay đổi vị trí, dấu vết được niêm phong đối với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ khi nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ bị cơ quan thanh tra tạm giữ hoặc niêm phong.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị về an toàn bức xạ, hạt nhân có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt gấp 2 lần cá nhân.
Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Năng lượng nguyên tử 2008, quy định cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Tổ chức việc khai báo chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân và việc cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo thẩm quyền;
- Thẩm định và tổ chức thẩm định an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, tạm dừng công việc bức xạ theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm dừng vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, vận hành nhà máy điện hạt nhân khi phát hiện các yếu tố không an toàn;
- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân theo quy định của pháp luật;
- Tham gia ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân theo thẩm quyền;
- Xây dựng và cập nhật hệ thống thông tin quốc gia về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Tổ chức và phối hợp tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
Thông tư 19/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 5/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.