Hành vi mua bán trái phép trang phục Công an nhân dân sẽ bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay?
Trang phục Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 160/2007/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP) như sau:
Trang phục của lực lượng Công an nhân dân gồm: lễ phục, trang phục thường dùng, trang phục chiến đấu, trang phục hoá trang nghiệp vụ và trang phục nghi lễ.
Trong đó, lễ phục của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
(i) Màu sắc: Mũ, quần áo xuân hè, quần áo thu đông màu be hồng;
(ii) Mũ kêpi: Quai tết màu vàng. Riêng mũ cấp tướng, mặt trên của lưỡi trai gắn cành tùng màu vàng;
(iii) Quần áo xuân hè
- Quần áo: May kiểu vecton, cổ bẻ hình chữ K, ngắn tay; thân trước áo nam có 4 túi, nữ có 2 túi may ốp ngoài; dây chiến thắng đeo dưới cấp hiệu vai bên phải;
- Cúc áo màu vàng; mặt cúc cấp tướng có hình Quốc huy nổi; cấp tá, cấp úy có hình nổi ngôi sao 5 cánh ở giữa hai bông lúa, dưới hai bông lúa có chữ lồng “CA”.
(iv) Quần áo thu đông:
- Quần áo: May kiểu vecton, cổ bẻ hình chữ K, dài tay, dựng lót trong, thân trước áo nam có 4 túi, nữ có 2 túi may ốp ngoài; áo sơ mi màu trắng, dài tay, cổ có chân; ca ra vát màu đen; dây chiến thắng đeo dưới cấp hiệu vai bên phải;
- Cúc: Thực hiện theo quy định tại (iii);
(v) Giầy, tất: Giầy da, màu đen, ngắn cổ; tất màu mạ non
Hành vi mua bán trái phép trang phục Công an nhân dân sẽ bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền theo quy định hiện nay? (Hình từ internet)
Hành vi mua bán trái phép trang phục Công an nhân dân sẽ bị xử lý như thế nào?
Hiện nay, xuất hiện nhiều trường hợp sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân (CAND)
Theo quy định, cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, trang phục CAND là các mặt hàng đặc thù chỉ được sản xuất, cung cấp bởi các đơn vị được cho phép sản xuất thuộc lực lượng vũ trang và chỉ được cấp phát, sử dụng cho cán bộ chiến sỹ CAND sử dụng khi thi hành công vụ.
- Người được cấp phát có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn cẩn thận và khi sử dụng phải đúng mục đích, đúng quy định. Khi chuyển Ngành, thôi việc hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm thu hồi các quân trang, thiết bị này.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 160/2007/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 29/2016/NĐ-CP:
Quản lý, sử dụng Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân
1. Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân chỉ dành riêng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên Công an nhân dân sử dụng theo quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên thôi phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân.
3. Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua, bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
Như vậy, pháp luật nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua, bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục CAND.
Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Hành vi mua bán trái phép trang phục Công an nhân dân thì sẽ bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền?
* Về xử phạt hành chính:
Căn cứ Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm, cụ thể là buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng như:
Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.
…
8. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
...
d) Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.
...
11. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
...
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
...
Như vậy, những tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng trang phục Công an nhân dân thuộc trường hợp kinh doanh hàng cấm, sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Lưu ý, mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần cá nhân.
Theo đó thì mức phạt tiền của cá nhân sẽ từ 1 triều đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi mua bán trái phép trang phục Công an nhân dân.
Đồi với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ từ 2 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi mua bán trái phép trang phục Công an nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.