GPLX tích hợp nhưng bị tước bằng lái xe hạng A1, sử dụng bằng lái xe hạng B2 được không? Lái xe khi không có bằng lái thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

GPLX tích hợp nhưng bị tước bằng lái xe hạng A1, sử dụng bằng lái xe hạng B2 được không? Lái xe khi không có bằng lái thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu? anh H-Đà Nẵng

Giấy phép lái xe tích hợp nhưng bị tước bằng lái xe hạng A1, sử dụng bằng lái xe hạng B2 được không?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Thông tư 30/2022/TT-BGTVT quy định hướng dẫn cách viết nội dung liên quan của biểu mẫu trong trường hợp tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép tích hợp nhiều thông tin, dữ liệu như sau:

Quản lý, sử dụng biểu mẫu
5. Hướng dẫn cách viết nội dung liên quan của biểu mẫu trong trường hợp tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép tích hợp nhiều thông tin, dữ liệu
Trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định, người có thẩm quyền lập biên bản tạm giữ, ra quyết định tạm giữ ghi rõ các hạng xe, các năng định theo giấy phép trong biên bản tạm giữ và trong quyết định tạm giữ.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm hành chính có giấy phép lái xe tích hợp của giấy phép lái xe có thời hạn và giấy phép lái xe không thời hạn, giấy phép của nhân viên hàng không tích hợp nhiều năng định bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, người có thẩm quyền xử phạt ghi rõ hạng giấy phép lái xe có thời hạn hoặc không có thời hạn (xe ô tô hoặc máy kéo hoặc xe mô tô), loại năng định liên quan đến việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính; người vi phạm hành chính được điều khiển những loại xe, được thực hiện các loại năng định còn lại ghi trong giấy phép.

Theo quy định trên, trường hợp GPLX tích hợp bị xử phạt tước quyền sử dụng GPLX A1 thì quyết định xử phạt sẽ ghi rõ:

- Xử phạt vi phạm hành chính các hạng xe được phép điều khiển theo giấy phép lái xe;

- Áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với loại xe đã sử dụng khi thực hiện hành vi vi phạm.

- Người vi phạm hành chính được quyền điều khiển những loại xe còn lại được ghi trong giấy phép lái xe.

Như vậy, nếu sử dụng GPLX tích hợp, dù bị tước quyền sử dụng GPLX hạng A1 (xe máy) thì vẫn được điều khiển những loại xe cần GPLX hạng B2.

GPLX tích hợp nhưng bị tước bằng lái xe hạng A1, sử dụng bằng lái xe hạng B2 được không? Lái xe khi không có bằng lái thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

GPLX tích hợp nhưng bị tước bằng lái xe hạng A1, sử dụng bằng lái xe hạng B2 được không? Lái xe khi không có bằng lái thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu? (Hình ảnh Internet)

Lái xe khi không có giấy phép lái xe thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ khoản 5, khoản 7, khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
...
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d) Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
...
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

Theo đó, hành vi điều khiển xe tham gia giao thông khi không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3.

Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 có nêu rõ nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:

- Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

- Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

- Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
2,961 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào