Giáo viên sẽ có phụ cấp ưu đãi cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? Khi nào có bảng lương giáo viên theo Nghị quyết 27?

Giáo viên sẽ có phụ cấp ưu đãi cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? Khi nào có bảng lương giáo viên theo Nghị quyết 27? chị T.H - Quảng Nam.

Giáo viên sẽ có phụ cấp nghề ưu đãi cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?

Trả lời câu hỏi của dại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, trong việc thực hiện các chính sách cải cách tiền lương tới đây, quan điểm của Đảng về lương nhà giáo được ưu tiên xếp thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp tới đây là rất nhất quán. Trước mắt cần nhìn một cách tổng thể, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có lương và tiền lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương, tuy nhiên do tính chất đặc thù nên vẫn còn thấp.

Trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, lương nhà giáo được ưu tiên xét theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán.

Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.

Như vậy, theo lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại các quy định về tiền lương và dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với giáo viên để trình cấp có thẩm quyền xem xét.

Nguồn: Báo Chính phủ

Giáo viên sẽ có phụ cấp nghề ưu đãi cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)

Khi nào có bảng lương giáo viên theo Nghị quyết 27?

Cơ cấu tiền lương của giáo viên theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 được quy định như sau:

- Lương cơ bản

- Các khoản phụ cấp (nếu có)

- Tiền thưởng (nếu có).

Sẽ xây dựng 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;

+ Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;

+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

Việc thực hiện cải cách tiền lương dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 01/07/2024. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và vẫn chưa có dự thảo hay văn bản chính thức thông báo về bảng lương mới đối với giáo viên khi thực hiện cải cách tiền lương.

Giáo viên bị bãi bỏ những khoản phụ cấp nào theo Nghị quyết 27?

Tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...

Tại tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có dự kiến về việc bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương như sau:

Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
...
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.

Như vậy, dự kiến sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương các khoản phụ cấp của giáo viên sẽ bị bãi bỏ bao gồm:

- Phụ cấp thâm niên nghề.

- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

- Khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như:

+ Tiền bồi dưỡng họp.

+ Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án.

+ Hội thảo...

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,322 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào