Giáo viên cần biết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào?

Giáo viên cần biết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Nhân ở Đồng Nai

Đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định các đạo đức nhà giáo mà giáo viên cần phải tuân theo bao gồm:

- Phẩm chất chính trị

- Đạo đức nghề nghiệp

- Lối sống, tác phong

- Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

Trình độ chuẩn trở thành giáo viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Giáo viên cần biết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào?

Giáo viên cần biết các văn bản quy phạm pháp luật nào? Đạo đức nhà giáo được quy định như thế nào?

Quy định về thi đua khen thưởng của nhà giáo được quy định như thế nào?

Việc thực thi về thi đua khen thưởng giáo viên theo Luật thi đua khen thưởng hiện hành được thực hiện theo Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn về thi đua, khen thưởng và thực hiện theo Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục.

Có các hình thức kỷ luật nào đối với nhà giáo?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, nhà giáo có các hình thức kỷ luật như sau:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Buộc thôi việc

Hồ sơ sổ sách nhà giáo bao gồm những tài liệu nào?

Đối với cấp bậc mầm non:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về hồ sơ quản lý hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với giáo viên bao gồm:

- Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo;

- Sổ theo dõi trẻ em;

- Sổ theo dõi tài sản, thiết bị, đồ chơi của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Cấp bậc tiểu học:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên bao gồm:

- Kế hoạch bài dạy;

- Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;

- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);

- Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Cấp bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên bao gồm:

- Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học);

- Kế hoạch bài dạy (giáo án);

- Sổ theo dõi và đánh giá học sinh;

- Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Lưu ý: giáo viên là viên chức phải thực hiện thành phần hồ sơ theo Thông tư 07/2019/TT-BNV

Văn bản nào quy định kế hoạch giáo dục của nhà giáo?

- Đối với giáo viên tiều học, giáo viên phải thực hiện kế hoạch giáo dục theo Công văn 2345/BGDĐT-GDTH năm 2011

- Đối với giáo viên trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học phải thực hiện kế hoạch giáo dục theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020.

Phụ cấp của nhà giáo được quy định như thế nào?

- Tỷ lệ hưởng phụ cấp ưu đãi của giáo viên được quy định tại Quyết định 244/2005/QĐ-TTg

- Phụ cấp vùng khó khăn được quy định bởi Nghị định 76/2019/NĐ-CP các đối tượng này sẽ được hưởng một số phụ cấp như:

+ Phụ cấp thu hút

+ Phụ cấp công tác lâu năm;

+ Trợ cấp lần đầu;

+ Phụ cấp ưu đãi theo nghề;

+ Phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên…

- Phụ cấp thâm niên được quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
12,817 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào