Giám đốc, Tổng giám đốc theo tổ chức quản trị đầy đủ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Giám đốc, Tổng Giám đốc của hợp tác xã phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ vào Điều 62 Luật Hợp tác xã 2023 quy định như sau:
Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán
1. Thành viên Hội đồng quản trị của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức;
b) Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên khác của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Giám đốc (Tổng giám đốc) của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ có thể thuê Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quyết định của Đại hội thành viên.
b) Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Theo đó, để có thể trở thành Giám đốc, Tổng Giám đốc của hợp tác xã thì cá nhận phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là thành viên chính thức hoặc là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của tổ chức là thành viên chính thức. Hợp tác xã tổ chức theo tổ chức quản trị đầy đủ có thể thuê Giám đốc (Tổng giám đốc) theo quyết định của Đại hội thành viên.
- Không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã;
- Không được là người có quan hệ gia đình với thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã.
Giám đốc, Tổng giám đốc theo tổ chức quản trị đầy đủ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ internet)
Vị trí của Giám đốc, Tổng giám đốc theo tổ chức quản trị đầy đủ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác là gì?
Căn cứ Điều 68 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Giám đốc (Tổng giám đốc) theo tổ chức quản trị đầy đủ
1. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng giám đốc) do Điều lệ quy định nhưng tối đa là 05 năm. Giám đốc (Tổng giám đốc) có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
3. Trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) được thuê, không là thành viên chính thức thì được tham gia cuộc họp Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị nhưng không có quyền biểu quyết. Nhiệm kỳ của Giám đốc (Tổng giám đốc) thực hiện theo quy định của hợp đồng lao động.
Như vậy, Giám đốc, Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Giám đốc, Tổng giám đốc theo tổ chức quản trị đầy đủ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 68 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Giám đốc (Tổng giám đốc) theo tổ chức quản trị đầy đủ
...
4. Giám đốc (Tổng giám đốc) có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Hội đồng quản trị các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
b) Thực hiện các nghị quyết của Hội nghị thành lập, Đại hội thành viên, nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị; ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền;
c) Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; quyết định địa điểm kinh doanh;
d) Chịu trách nhiệm trong hoạt động mua chung, bán chung sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Quản lý, kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn và báo cáo Hội đồng quản trị; tuyển dụng lao động; quyết định khen thưởng, kỷ luật thành viên liên kết không góp vốn, người lao động;
e) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Như vậy, Giám đốc, Tổng giám đốc theo tổ chức quản trị đầy đủ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 06 nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Trình Hội đồng quản trị các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
- Thực hiện các nghị quyết của Hội nghị thành lập, Đại hội thành viên, nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị; ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh; quyết định địa điểm kinh doanh;
- Chịu trách nhiệm trong hoạt động mua chung, bán chung sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Quản lý, kết nạp hoặc chấm dứt tư cách thành viên liên kết không góp vốn và báo cáo Hội đồng quản trị; tuyển dụng lao động; quyết định khen thưởng, kỷ luật thành viên liên kết không góp vốn, người lao động;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.