Giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được thực hiện theo quy trình như thế nào? Mẫu kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi là gì?

Cho hỏi việc giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được thực hiện theo quy trình như thế nào? - Câu hỏi của chị Thu tại Hồ Chí Minh.

Quy trình giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiểu mục III Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định như sau về trình tự tiếp nhận hồ sơ, phân công người giám định và chuẩn bị trong quy trình giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi như sau:

Bước 1: Tiếp nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ và đối tượng giám định

- Bộ phận được phân công tiếp nhận và lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu/yêu cầu, hồ sơ giám định, đối tượng giám định, mẫu vật giám định (nếu có).

Hồ sơ gửi giám định gồm:

- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.

- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:

+ Các hồ sơ y tế có liên quan nếu trẻ được giám định có khám, điều trị tại cơ sở y tế.

+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

+ Biên bản xem xét dấu vết thân thể (nếu có).

+ Biên bản ghi lời khai của bị hại, nghi can, nhân chứng (nếu cần).

+ Biên bản niêm phong thu mẫu vật (nếu có)

+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định: ảnh chụp, băng ghi âm, ghi hình,... (nếu có).

- Mẫu vật giám định (nếu có).

Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.

Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Bước 2: Phân công cán bộ chuyên môn

- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.

- Nhiệm vụ của GĐV:

+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.

+ Liên hệ và trao đổi với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.

+ Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.

+ Tiếp xúc với trẻ được giám định và người giám hộ.

+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để giám định.

+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự giám định.

+ Khám giám định.

+ Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng.

+ Đề nghị và chuẩn bị tổ chức hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia (nếu cần).

+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám giám định, khám chuyên khoa, cận lâm sàng, hội chẩn,... đưa ra kết luận giám định.

+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định.

+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.

+ Trong quá trình giám định, các GĐV giám sát, phối hợp với nhau, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.

- Nhiệm vụ của NGV:

+ Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phòng hộ,...

+ Thực hiện hướng dẫn trẻ được giám định hoặc người giám hộ phối hợp trong giám định

+ Đo chiều cao, cân nặng, mạch, thân nhiệt, huyết áp,...

+ Chụp ảnh thương tích.

+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.

+ Tập hợp các kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng, hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).

+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.

+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.

Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu - GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành khám giám định.

Bước 4: Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định

- Tiếp nhận trẻ được giám định từ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định.

- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định:

+ Phối hợp, bổ sung hồ sơ, tài liệu nếu cần thiết.

+ Đưa trẻ được giám định đi khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm cận lâm sàng khi có chỉ định, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.

+ Bảo đảm an toàn cho người giám định và trẻ được giám định.

+ Bố trí người phiên dịch trong trường hợp trẻ được giám định nói tiếng dân tộc, nói tiếng nước ngoài hoặc là người khuyết tật câm điếc (nếu cần).

+ Yêu cầu người giám hộ trong trường hợp trẻ em phải có người giám hộ theo quy định.

Bước 5: Tiếp xúc với trẻ được giám định và gia đình hoặc người giám hộ

- Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân của trẻ, người giám hộ (giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu,...).

- Kiểm tra đối chiếu nhân thân trẻ được giám định với hồ sơ giám định.

- Giải thích cho trẻ và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) về quy trình khám trước khi tiến hành giám định. Đề nghị trẻ và gia đình hoặc người giám hộ (nếu có) phối hợp trong quá trình giám định.

- Trường hợp trẻ được giám định trong tình trạng cần cấp cứu thì GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị và thông báo cho cơ quan trưng cầu/người yêu cầu giám định đưa trẻ đi cấp cứu, đồng thời có thể phối hợp giám định tại cơ sở y tế.

Giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được thực hiện theo quy trình như thế nào? Mẫu kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi là gì?

Giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được thực hiện theo quy trình như thế nào? Mẫu kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi là gì?

Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được quy định như thế nào?

Hiện nay Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT như sau:

Tải Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi: Tại đây.

Mẫu kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi là gì?

Hiện nay kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi được quy định tại Mẫu số 3a hoặc 3b Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT như sau:

Tải Mẫu kết luận giám định trẻ em bị hành hạ, ngược đãi: Tại đây.

Thông tư 13/2022/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,266 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào