Giải đáp các vướng mắc về trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021-2025?
Thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn?
Hiện nay, theo quy định của Luật Đầu tư công 2019 thì cơ quan trung ương không còn thực hiện việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương.
Tuy nhiên, tại khoản 8 Điều 55 của Luật quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Trong khi đó, việc thẩm định được tiến hành nhiều lần, dẫn đến địa phương phải nhiều lần xin ý kiến thống nhất của HĐND tỉnh trước, để làm cơ sở hoàn chỉnh phương án trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 giải đáp vấn đề này như sau:
- Việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn làm cơ sở quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Trong khi đó, việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để bảo đảm phương án phân bổ vốn do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành đối với từng giai đoạn, làm cơ sở để báo cáo cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước trung hạn cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương...
- Đây là 02 nội dung với quy trình, thủ tục và mục đích khác nhau, phù hợp với chủ trương về phân cấp và chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tự công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Giải đáp các vướng mắc về trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Giải đáp vướng mắc về trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn trong giai đoạn 2021-2025?
Thực tế các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của trung ương không thực hiện theo đúng trình tự, nội dung, mốc thời gian quy định tại điều này nên rất khó cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện và giải trình với các cơ quan thanh tra, kiểm toán sau này.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 gặp một số vướng mắc khách quan như thời điểm giao thời giữa Luật Đầu tư công 2014 và Luật Đầu tư công 2019 (có hiệu lực thi hành năm 2020) và do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 nên việc xác định nguồn thu và khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư công trong 5 năm 2021-2025 gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian trước khi có thể thông báo cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Đây là khó khăn đặc thù riêng cho việc xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
Các mốc thời gian lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn?
Các mốc thời gian lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn đều phải diễn ra ở năm thứ 5 kỳ kế hoạch trung hạn giai đoạn 5 năm giai đoạn trước.
Trong đó, tại khoản 2, Điều 55 Luật Đầu từ công 2019 quy định: thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án giai đoạn sau.
Tuy nhiên, các mốc thời gian quy định nêu trên đều không đảm bảo và trên thực tế khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, đến tháng 4/2021 mới có thông báo số dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Đồng thời, Luật không quy định cụ thể thời điểm phải phê duyệt chủ trương đầu tư dự án để đủ điều kiện bố trí kế hoạch trung hạn dẫn tới tình trạng bị động khi thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Vấn đề này được Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 giải đáp như sau:
- Đối với thời gian giao kế hoạch đầu tư công trung hạn và thời gian dự án phải có chủ trương đầu tư: Theo quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư công, trước ngày 31 tháng 7 năm thứ 4 của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau với tổng mức vốn đầu tư công dự kiến bằng tổng mức vốn đầu tư công của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
Thông báo tổng mức vốn đầu tư công dự kiến của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để làm căn cứ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án giai đoạn sau.
Như vậy, ngay từ tháng 8 năm thứ 4 của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ dự kiến kế hoạch đầu tư công giai đoạn sau để chuẩn bị lập chủ trương đầu tư dự án mới, dự kiến bố trí vốn cho các dự án giai đoạn sau.
Khi trình Quốc hội phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau, các dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phải bảo đảm đủ thủ tục đầu tư theo quy định (đã có chủ trương đầu tư).
Do đó, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có gần 2 năm để chuẩn bị dự án (Theo quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư công, Quốc hội quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau vào kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Đầu tư công 2019: Trên cơ sở ý kiến của Quốc hội khóa trước, Chính phủ trình Quốc hội khóa mới tại kỳ họp thứ nhất các nội dung theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, điều kiện để chương trình, dự án, nhiệm vụ, đối tượng đầu tư công khác được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn là:
- Dự án chuyển tiếp thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước;
- Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm.
Do đó, thời điểm trình Quốc hội quyết định kế hoạch đầu tư công trung hạn là dự án phải có chủ trương đầu tư.
Tuy nhiên, thực tế nhiều dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đến nay vẫn chưa có chủ trương đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.