Giá hợp đồng đấu thầu là gì? Thứ tự ưu tiên sắp xếp các tài liệu cấu thành hợp đồng đấu thầu từ ngày 25/8/2022?
Giá hợp đồng đấu thầu là tổng số tiền ghi trong hợp đồng cho việc thực hiện và hoàn thành công trình?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về giá hợp đồng trong hợp đồng đấuthầu như sau:
“1. Định nghĩa
Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.1. "Bản về” là các bản vẽ của công trình, bao gồm các bản vẽ theo Hợp đồng và bất kỳ bản vẽ điều chỉnh hoặc bổ sung nào do Chủ đầu tư phát hành theo Hợp đồng
1.2. “Bất khả kháng là những sự kiện hoặc tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên và không thể lường trước, không thể tránh được mà nguyên nhân không phải do sơ suất hoặc thiếu chú ý của các bên. Sự kiện bất khả kháng có thể bao gồm nhưng không giới hạn bởi chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch và cấm vận hàng hóa;
1.3. “Chủ đầu tư” là bên thuê Nhà thầu thực hiện Công trình và được quy định tại ĐKCT;
1.4. “Xác nhận hoàn thành bảo hành công trình” là việc Chủ đầu tự xác nhận Nhà thầu đã khắc phục sửa chữa các sai sót của Công trình trong thời hạn bảo hành công trình;
1.5. “Công trình” là các Công trình vĩnh cửu và Công trình tim, hoặc một trong hai loại công trình này tùy từng trường hợp theo quy định tại ĐKCT:
1.6, “Công trình tạm” là các công trình cần thiết cho việc thi công và lắp đặt Công trình do Nhà thầu thiết kế, thi công, lắp đặt và tháo dỡ
, 1.7. “Công trình vĩnh cửu” là các công trình có tính vĩnh cửu được thực hiện bởi Nhà thầu theo hợp đồng
1.8. “Công trường” là khu vực được xác định trong ĐKCT;
1.9. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền ghi trong Hợp đồng cho việc thực hiện và hoàn thành Công trình. Giá hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có);
1.10. “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo
1.11 “năm” là năm dương lịch;
1.12. “ngày” là ngày dương lịch;
1.13. “Ngày hoàn thành” là ngày hoàn thành Công trình được Chủ đầu tư xác nhận theo Mục 45 ĐKC;
1.14. “Ngày hoàn thành dự kiến” là ngày mà dự kiến Nhi thấu sẽ hoàn thành Công trình. Ngày hoàn thành dự kiến được quy định tại ĐKCT;
1.15. “Ngày khởi công” là ngày được ghi trong ĐKCT. Đó là ngày chậm nhất mà Nhà thầu phải bắt đầu thực hiện Công trình Ngày khởi công không nhất thiết phải trùng với nguy tiếp nhận mặt bằng Công trường,
1.16. “Nhà thầu” là nhà thầu trúng thầu (có thể là nhà thầu độc lập hoặc liên danh) và được quy định tại ĐKCT;
1.17, “Nhà thầu phụ” là tổ chức có tên trong danh sách các nhà thầu phụ do Nhà thầu để xuất, được Nhà thầu kỷ Hợp đồng để thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong HSDT được Chủ đầu tư chấp thuận;
1.18, “Nhà xưởng” là bất kỳ bộ phận không tách rời nào của Công trình có chức năng cơ điện, hoá học hay sinh học;
1.19. “Sai sót” là bất kỳ phần nào của Công trình chưa hoàn thành theo đúng Hợp đồng;
1.20. “Sự kiện bồi thường là các sự kiện được xác định theo Mục 41 ĐKC;
1.21. “tháng” là tháng dương lịch;
1.22. “Thiết bị” là máy móc, phương tiện của Nhà thầu được tạm thời mang đến Công trường để thi công Công trình;
1.23. “Thời hạn bảo hành công trình” là thời gian Nhà thầu chịu trách nhiệm pháp lý về sửa chữa các sai sót đối với Công trình. Thời hạn bảo hành công trình được tính từ ngày Công trình được nghiệm thu, bàn giao
1.24, “Thông số kỹ thuật” là các yêu cầu kỹ thuật của Công trình kèm trong Hợp đồng và bất kỳ thay đổi hay bổ sung nào được Chủ đầu tư phê duyệt;
1.25. “Tư vấn giám sát” là nhà thầu tư vấn, tổ chức được Chủ đầu tư lựa chọn để hoạt động thường xuyên và liên tục tại hiện trường nhằm giám sát việc thi công xây dựng Công trình, hạng mục công trình. Tên nhà thầu tư vấn giám sát được quy định tại ĐKCT;
1.26, “Vật tư” là tất cả hàng hóa được cung cấp, bao gồm cả các vật tư tiêu hao cho Nhà thầu sử dụng trong Công trình.”
Theo đó, “giá hợp đồng” là tổng số tiền ghi tronghợp đồng cho việc thực hiện và hoàn thành công trình. Giá hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Giá hợp đồng đấu thầu là gì? Thứ tự ưu tiên sắp xếp các tài liệu cấu thành hợp đồng đấu thầu từ ngày 25/8/2022? (Hình từ internet)
Các tài liệu cấu thành hợp đồng đấu thầu cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về tài liệu trong hợp đồng đấu thầu như sau:
“2. Tài liệu
2.1. Đối với trường hợp hoàn thành từng phần theo quy định tại ĐKCT, các thuật ngữ “Công trình”, “Ngày hoàn thành” và thứ tự ưu “Ngày hoàn thành dự kiến” quy định tại ĐKC được hiểu là ưu tiên áp dụng tương ứng cho từng phần của Công trình.
2.2, Tất cả các tài liệu nêu tại Mục
2.3 ĐKC (bao gồm cả các phần của tài liệu) sẽ cấu thành Hợp đồng để tạo thành thể thống nhất, có tính tương hố, bổ sung và giải thích cho nhau,
2.3. Các tài liệu cấu thành Hợp đồng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Hợp đồng, kèm theo các phụ lục hợp đồng;
b) Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
c) Thư chấp thuận HSDT và trao hợp đồng;
d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) ĐKCT;
e) ĐKC;
g) HSDT và các văn bản làm rõ HSDT của Nhà thầu;
h) HSMT và các tài liệu sửa đổi HSMT (nếu có);
i) Các tài liệu khác quy định tại ĐKCT.”
Theo đó, các tài liệu cấu thành hợp đồng cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như bên trên.
Ngôn ngữ của hợp đồng đấu thầu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Chương VI Phần 3 Mẫu số 01 ban hành kèm Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT hướng dẫn về ngôn ngữ và luật trong hợp đồng đấu thầu như sau:
“3, Luật điều chỉnh Hợp đồng là luật Việt Nam, ngôn ngữ của Hợp đồng quy định tại ĐKCT.”
Thông tư 15/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.