Giá đất thổ cư ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2024 là bao nhiêu? Bảng giá nhóm đất thổ cư ở tỉnh Bình Dương được chia thành bao nhiêu loại?
- Bảng giá nhóm đất phi nông nghiệp (thổ cư) trên địa bàn tỉnh Bình Dương được chia thành bao nhiêu loại?
- Nguyên tắc chung xác định giá đất ở tỉnh Bình Dương được quy định ra sao?
- Quy định về xác định giá đất ở tỉnh Bình Dương được đề cập ra sao?
- Giá đất phi nông nghiệp (thổ cư) ở tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?
Bảng giá nhóm đất phi nông nghiệp (thổ cư) trên địa bàn tỉnh Bình Dương được chia thành bao nhiêu loại?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương thì bảng giá nhóm đất phi nông nghiệp (thổ cư) được chia thành các loại như sau:
- Bảng giá đất ở tại nông thôn và đô thị.
- Bảng giá đất xây dựng trụ sở cơ quan (bao gồm: đất sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở hoặc văn phòng làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội).
- Bảng giá đất quốc phòng, an ninh.
- Bảng giá đất xây dựng công trình sự nghiệp (bao gồm: đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác).
- Bảng giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn và đô thị (bao gồm: đất sử dụng xây dựng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, thương mại và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, dịch vụ, thương mại (kể cả trụ sở; văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế; đất làm kho, bãi để hàng hóa của tổ chức kinh tế không thuộc khu vực sản xuất; bãi tắm)).
- Bảng giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn và đô thị (bao gồm: đất khu công nghiệp; đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm).
- Bảng giá đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh (bao gồm: đất giao thông; đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác).
- Bảng giá đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
- Bảng giá đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng có kinh doanh và không kinh doanh.
- Bảng giá đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và đất có mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản.
- Bảng giá đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và đất có mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản.
- Bảng giá đất phi nông nghiệp khác (bao gồm: đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở).
Như vậy, có 12 loại bảng giá nhóm đất nông nghiệp.
Giá đất thổ cư ở tỉnh Bình Dương là bao nhiêu? Bảng giá nhóm đất thổ cư ở tỉnh Bình Dương được chia thành bao nhiêu loại?
Nguyên tắc chung xác định giá đất ở tỉnh Bình Dương được quy định ra sao?
Nguyên tắc chung xác định giá đất ở tỉnh Bình Dương được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương như sau:
- Thửa đất có cạnh tiếp giáp với đường nào thì thửa đất đó được áp theo giá đất của đường đó. Trường hợp thửa đất tiếp giáp với các đường hoặc lối đi công cộng thông ra nhiều đường có loại đường phố hoặc loại khu vực khác nhau thì thửa đất đó được áp giá căn cứ theo bề rộng của đường hoặc lối đi công cộng và loại đường phố hoặc loại khu vực của tuyến đường gần nhất (đã được phân loại đường hoặc phân loại khu vực và đặt tên trong các phụ lục).
- Thửa đất có cạnh tiếp giáp với nhiều đường thì thửa đất đó được áp theo đường mà khi áp giá có tổng giá trị đất cao nhất.
- Thửa đất không tiếp giáp với các đường nhưng có lối đi bộ vào thửa đất và thông ra nhiều đường thì nguyên tắc áp giá theo đường có cự ly đi bộ gần nhất đến thửa đất.
- Thửa đất nằm trên nhiều vị trí đất thì phân ra từng vị trí đất để áp giá.
Quy định về xác định giá đất ở tỉnh Bình Dương được đề cập ra sao?
Một số quy định về xác định giá đất khoản 3 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương như sau:
- Đường, đoạn đường hoặc lối đi công cộng (kể cả lối đi tự mở) do Nhà nước, tổ chức hoặc nhân dân đầu tư được sử dụng trong Quy định này được gọi chung là đường.
- Trường hợp đường có hành lang an toàn đường bộ (viết tắt là HLATĐB) thì vị trí áp giá được xác định từ HLATĐB. Trường hợp đường chưa có HLATĐB thì vị trí áp giá được xác định từ mép đường.
Thửa đất cách HLATĐB được dùng cho các trường hợp thửa đất cách HLATĐB hoặc mép đường.
- Cự ly cách HLATĐB được xác định theo đường bộ đến thửa đất.
- Trường hợp thửa đất mà có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong phạm vi HLATĐB của đường được sử dụng để áp giá khi cần xác định giá đất thì phần diện tích đó được áp theo giá đất vị trí 1 (nếu thửa đất tiếp giáp) hoặc giá đất vị trí 2 (nếu thửa đất không tiếp giáp).
- Việc phân vị trí áp giá được thực hiện theo từng thửa đất trừ các trường hợp sau được phân vị trí áp giá theo cả khu đất:
+ Một hoặc nhiều người sử dụng đất quy định tại Điều 5 của Luật đất đai cùng sử dụng nhiều thửa đất liền kề.
+ Phân vị trí áp giá cho chủ đầu tư các khu thương mại, khu dịch vụ, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu tái định cư, khu nhà ở, khu công nghệ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất, khu chế xuất.
- Trường hợp thửa đất có hình thể đặc biệt (ví dụ như hình cổ chai, hình chữ T ngược, hình chữ L, hình chữ U, hình chữ F, hình thang ngược, hình tam giác ngược): giá đất vị trí 1 chỉ áp dụng đối với phần diện tích có cạnh tiếp giáp trực tiếp với HLATĐB chiếu vuông góc với đường phân định giữa vị trí 1 và vị trí 2. Phần diện tích còn lại thuộc phạm vi vị trí 1 được áp theo giá đất trung bình cộng của vị trí 1 và vị trí 2.
- Trường hợp khi xác định giá đất nông nghiệp thuộc các tuyến đường hoặc lối đi công cộng có bề rộng mặt đường dưới 4 mét (chưa có tên trong các phụ lục) thì nhân với hệ số 0,8.
- Giá đất đối với các loại đất có thời hạn sử dụng đất trong Quy định này được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm. Trường hợp khi xác định giá đất của thời hạn khác 70 năm theo các quy định pháp luật có liên quan thì được tính theo công thức:
Giá đất theo thời hạn sử dụng đất = Giá đất trong bảng giá đất/70 x Số năm sử dụng đất
- Trường hợp khi xác định giá các loại đất có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài thì giá đất trong Quy định này được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là lâu dài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Giá đất phi nông nghiệp (thổ cư) ở tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?
Giá đất phi nông nghiệp (thổ cư) ở tỉnh Bình Dương được quy định từ Điều 4 tới Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương. Tải về tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.