File excel 113 doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn ban hành kèm theo Công văn 3385/TCT-TTKT năm 2024?
File excel 113 doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn ban hành kèm theo Công văn 3385/TCT-TTKT năm 2024?
Theo đó, Tổng cục Thuế nhận được Bản án số 115/2023/HS-ST ngày 29/12/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ về kết quả xét xử sơ thẩm vụ án mua bán trái phép hóa đơn xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Theo đó, Tòa án xác định trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 10/2022 Nguyễn Minh Tú đã trực tiếp hoặc thông qua đối tượng trung gian sử dụng 637 công ty do Nguyễn Minh Tú mua lại để bán trái phép 1.025.712 hóa đơn giá trị gia tăng cho 88.053 đơn vị, tổ chức và thành lập 06 công ty tài chính để hợp thức hóa việc thanh toán qua ngân hàng.
Liên quan đến nội dung trên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo kết luận của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ nêu tại Bản án số 115/2023/HS-ST thì ngoài 524 công ty tại Công văn 1798/TCT-TTKT ngày 16/5/2023 có thêm 113 công ty (tại phụ lục số 1) có trong danh sách 637 công ty nêu trên.
Tải về File excel danh sách 113 doanh nghiệp bán hóa đơn trái phép
Để tiếp tục xử lý thuế đối với các hành vi mua, bán hóa đơn trái pháp luật, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế:
- Thực hiện khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử, thu thập hóa đơn giấy (nếu có) của 113 công ty trên đây để áp dụng các biện quản lý thuế theo quy định. Trường hợp phát hiện người nộp thuế thuộc cơ quan thuế quản lý có sử dụng hóa đơn của 113 công ty trên đây để kê khai thuế thì xem xét, xử lý thuế, hóa đơn theo quy định và nội dung hướng dẫn tại Công văn 1798/TCT-TTKT ngày 16/5/2023 của Tổng cục Thuế.
- Đề nghị các Cục Thuế tiến hành rà soát, có báo cáo tổng hợp chung kết quả xử lý về thuế, hóa đơn đối với người nộp thuế đã sử dụng hóa đơn của 637 công ty (gồm 524 công ty đính kèm Công văn 1798/TCT-TTKT, 113 công ty theo danh sách kèm theo công văn này) gửi bản giấy về Tổng cục Thuế (Cục TTKT) trước ngày 31/12/2024 (file mềm về địa chỉ pttha@gdt.gov.vn).
File excel 113 doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn (Hình từ Internet)
Những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn gồm:
- Đối với công chức thuế
+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;
+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;
+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.
- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan
+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Phân loại hóa đơn theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn gồm các loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
+ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
+ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
++ Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
++ Hoạt động vận tải quốc tế;
++ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
++ Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
- Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
+ Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
+ Tài sản kết cấu hạ tầng;
+ Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
+ Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
+ Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
- Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Các loại hóa đơn khác, gồm:
+ Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định này;
+ Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
- Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu hiển thị các loại hóa đơn để các đối tượng nêu tại Điều 2 Nghị định này tham khảo trong quá trình thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.