File đăng lên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia có định dạng thế nào? Ý nghĩa của các từ viết tắt trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia là gì?
- Ý nghĩa của các từ ngữ viết tắt trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia là gì?
- File đăng lên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia có định dạng như thế nào?
- Quy định về việc quản lý tài khoản và sử dụng chứng thư số được thực hiện thế nào?
- Việc gửi, nhận văn bản trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia được thực hiện thế nào?
Ý nghĩa của các từ ngữ viết tắt trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT giải thích ý nghĩa của những từ viết tắt trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia và trong Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT như sau:
Từ ngữ viết tắt | Ý nghĩa |
E-TBMST | Thông báo mời sơ tuyển qua mạng |
E-TBMQT | Thông báo mời quan tâm qua mạng |
E-TBMT | Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng qua mạng |
E-HSMQT | Hồ sơ mời quan tâm qua mạng |
E-HSQT | Hồ sơ quan tâm qua mạng |
E-HSMST | Hồ sơ mời sơ tuyển qua mạng |
E-HSDST | Hồ sơ dự sơ tuyển qua mạng |
E-HSMT | Hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng |
E-HSDT | Hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ đề xuất đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng |
E-HSĐXKT | Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật qua mạng |
E-HSĐXTC | Hồ sơ đề xuất về tài chính qua mạng |
Tệp tin file đăng lên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia có định dạng như thế nào? Ý nghĩa của các từ ngữ viết tắt trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia? (Hình từ Internet)
File đăng lên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia có định dạng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT quy định định dạng các tệp tin (File) đính kèm khi đăng tải lên Hệ thống mạng đầu thầu Quốc gia như sau:
(1) Các tệp tin (file) đăng lên Hệ thống mạng đầu thầu Quốc gia cần phải bảo đảm:
- Thứ nhất:
+ Chữ trong tệp tin (file) phải thuộc bảng mã Unicode.
+ Các file mở, đọc được bằng các phần mềm thông dụng như: các phần mềm đọc, soạn thảo văn bản MS Office hoặc Open Office; các phần mềm đọc file PDF;
+ Các phần mềm thiết kế thông dụng như AutoCad, Photoshop;
+ Phần mềm đọc file ảnh tích hợp sẵn trên Hệ điều hành Windows.
- Thứ hai Các file nén mở được bằng các phần mềm giải nén thông dụng như phần mềm giải nén ZIP tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows hoặc phần mềm giải nén Rar hoặc 7Zip.
Trường hợp sử dụng file nén, các file sau khi giải nén phải có định dạng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT;
- Thứ ba, các tệp tin (file) không bị nhiễm virus, không bị lỗi, hỏng và không thiết lập mật khẩu.
(2) Trường hợp file đính kèm trong hồ sơ mời quan tâm, E-HSMQT, hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời thầu, E-HSMT không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể mở hoặc không đọc được thì bên mời thầu phải đăng tải và phát hành lại toàn bộ hồ sơ mời quan tâm, E-HSMQT, hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời thầu, E-HSMT.
(3) Trường hợp file đính kèm trong E-HSDT, E-HSQT, E-HSDST không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT dẫn đến không thể mở hoặc không đọc được thì các file này không được xem xét, đánh giá.
Quy định về việc quản lý tài khoản và sử dụng chứng thư số được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT quy định về việc quản lý tài khoản và sử dụng chứng thư số được thực hiện như sau:
(1) Tạo lập tài khoản nghiệp vụ:
- Tài khoản tham gia Hệ thống tạo, phân quyền cho Tài khoản nghiệp vụ tương ứng với các vai trò của Tổ chức tham gia Hệ thống được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 8 Điều 3 của Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT;
- Khóa, mở khóa; thiết lập lại mật khẩu, hình thức xác thực, thiết bị xác thực đăng nhập cho Tài khoản nghiệp vụ.
(2) Sử dụng chứng thư số trên Hệ thống:
- Tổ chức được cấp chứng thư số khi tham gia Hệ thống phải đăng ký sử dụng chứng thư số theo Hướng dẫn sử dụng. Chứng thư số sử dụng trên Hệ thống là chứng thư số được cấp cho tổ chức;
- Chứng thư số được sử dụng để tạo chữ ký số và xác thực tổ chức;
- Việc đăng ký sử dụng, thay đổi, hủy thông tin chứng thư số của Tổ chức tham gia Hệ thống thực hiện trên Hệ thống theo Hướng dẫn sử dụng;
- Tổ chức tham gia Hệ thống có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của chứng thư số sử dụng trên Hệ thống.
Việc gửi, nhận văn bản trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT quy định việc gửi, nhận văn bản điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia được thực hiện như sau:
- Văn bản điện tử quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT có giá trị pháp lý, làm cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân theo quy định của pháp luật.
- Thời điểm gửi, nhận văn bản điện tử được xác định căn cứ theo thời gian thực ghi lại trên Hệ thống. Văn bản điện tử đã gửi thành công được lưu trữ trên Hệ thống.
- Khi người sử dụng gửi văn bản điện tử trên Hệ thống, Hệ thống phải phản hồi cho người sử dụng về việc gửi thành công hoặc không thành công.
- Tổ chức tham gia Hệ thống đăng ký thành công trên Hệ thống được quyền truy xuất tình trạng văn bản điện tử của mình và các thông tin khác trên Hệ thống. Thông tin về lịch sử giao dịch được sử dụng để giải quyết tranh chấp (nếu có) về việc gửi, nhận văn bản điện tử trên Hệ thống.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân không được yêu cầu cung cấp văn bản giấy khi việc tra cứu, truy xuất văn bản điện tử tương ứng có thể thực hiện được trên Hệ thống, trừ trường hợp cần kiểm tra, xác nhận bằng văn bản gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.