Ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình có vi phạm pháp luật không? Có phạt tù đối với hành vi ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình không?

Tôi thấy có vài trường hợp cha mẹ cấm cản con cái được theo một tôn giáo nào đó, thậm chí ép buộc con từ bỏ tôn giáo của mình. Tôi muốn hỏi, hành vi ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình có vi phạm pháp luật không? Có phạt tù đối với hành vi ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình không?

Tôn giáo là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 định nghĩa về tôn giáo như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức."

Theo đó, tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

ép người khác từ bỏ tôn giáo

Ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình có vi phạm pháp luật không? Có phạt tù đối với hành vi ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình không?

Ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013 thì mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật, cụ thể như sau:

"Điều 24.
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật."

Đồng thời, tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:

"Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này."

Như vậy, mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. Do đó, hành vi ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình là xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.

Có phạt tù đối với hành vi ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình?

Theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015 về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác như sau:

"Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Dẫn đến biểu tình;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Theo đó, hành vi ép buộc người khác từ bỏ tôn giáo của mình nếu đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; dẫn đến biểu tình; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,951 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào