Dư nợ cho vay tối đa của Quỹ Hỗ trợ nông dân là bao nhiêu? Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi nào?

Tôi muốn hỏi dư nợ cho vay tối đa của Quỹ Hỗ trợ nông dân là bao nhiêu? - câu hỏi của anh Quân Hạo (Đà Nẵng)

Dư nợ cho vay tối đa của Quỹ Hỗ trợ nông dân là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Giới hạn cho vay
1. Dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dàn ghi trên báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được Hội đồng quản lý phê duyệt.
2. Dư nợ cho vay đối với một phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân không vượt quá 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân ghi trên báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được Hội đồng quản lý phê duyệt.
3. Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân trình Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp quyết định giới hạn cho vay đối với từng khách hàng và phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân vượt giới hạn cho vay quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Đối với phương án vay vốn sử dụng nguồn vốn nhận ủy thác có quy định về giới hạn cho vay khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết với bên ủy thác.

Theo như quy định trên, dư nợ cho vay tối đa của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:

- Đối với một khách hàng: dư nợ cho vay không được vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dàn ghi trên báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được Hội đồng quản lý phê duyệt.

- Đối với một phương án chung của nhóm hội viên Hội nông dân: Dư nợ cho vay không vượt quá 20% vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân ghi trên báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính 06 tháng gần nhất được Hội đồng quản lý phê duyệt.

Dư nợ cho vay tối đa của Quỹ Hỗ trợ nông dân là bao nhiêu? Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi nào? (Hình từ Internet)

Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ (bao gồm biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ) trên cơ sở đề nghị của khách hàng vay vốn, khả năng tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân và kết quả đánh giá của Quỹ Hỗ trợ nông dân về khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cụ thể:
1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
2. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét cho gia hạn nợ vay với thời gian phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, tối đa không quá 1/2 thời gian vay vốn tại hợp đồng tín dụng lần đầu đã ký.
3. Nội dung và thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân và quy chế nội bộ về cho vay và quản lý nợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Theo như quy định trên, Quỹ Hỗ trợ nông dân xem xét, quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ dựa trên cơ sở đề nghị của khách hàng vay vốn, khả năng tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân và kết quả đánh giá của Quỹ Hỗ trợ nông dân về khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.

Cụ thể các trường hợp được xem xét cơ cấu lại nợ theo quy định trên.

Đối với những khoản nhận ủy thác cho vay mà Quỹ Hỗ trợ nông dân không chịu rủi ro thì có trích lập dự phòng rủi ro không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro cho vay
1. Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay chịu rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay theo quy định áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô, phù hợp với đặc thù hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Đối với những khoản nhận ủy thác cho vay mà Quỹ Hỗ trợ nông dân không chịu rủi ro thì không trích lập dự phòng rủi ro.
3. Tối thiểu sau 05 năm, kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và đã thực hiện tất cả các biện pháp xử lý rủi ro để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được nợ, căn cứ đề nghị của Hội đồng xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân:
a) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương: Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Ban Thường vụ Trung ương Hội nông dân Việt Nam sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo;
b) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp tỉnh sau khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, có ý kiến chỉ đạo;
c) Đối với Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện quyết định xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng trên cơ sở phê duyệt của Ban Thường vụ Hội nông dân cấp huyện sau khi báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, có ý kiến chỉ đạo.
4. Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, Quỹ Hỗ trợ nông dân xây dựng quy chế xử lý rủi ro và trình Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân ban hành sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thường vụ Hội nông dân cùng cấp. Quy chế xử lý rủi ro bao gồm các nội dung cơ bản sau: nguyên tắc xử lý rủi ro; các trường hợp, biện pháp, thẩm quyền xử lý rủi ro; hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro, chế độ thông tin, báo cáo và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong xử lý rủi ro của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Theo như quy định trên, đối với những khoản nhận ủy thác cho vay mà Quỹ Hỗ trợ nông dân không chịu rủi ro thì không trích lập dự phòng rủi ro.

Nghị định 37/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 08/8/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
856 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào