Dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về hiệp thương giá như thế nào? Tổ chức thực hiện hiệp thương giá và các thành phần được tham gia hiệp thương giá ra sao?
Tố chức thực hiện hiệp thương giá theo quy định hiện hành như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 177/2013/NĐ-CP về tổ chức thực hiện hiệp thương giá như sau;
"Điều 12. Tổ chức thực hiện hiệp thương giá
1. Trường hợp tổ chức hiệp thương giá, thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá và kết quả hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Luật Giá.
2. Trình tự tổ chức hiệp thương giá thực hiện như sau:
a) Bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán nộp Hồ sơ Hiệp thương giá theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá về thời gian tổ chức hiệp thương; trường hợp Hồ sơ Hiệp thương giá không đúng quy định, cơ quan tổ chức hiệp thương giá thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết để hoàn chỉnh theo quy định;
c) Trường hợp bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên mua và bên bán có quyền rút lại Hồ sơ Hiệp thương giá để tự thỏa thuận về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá và phải báo cáo mức giá đã thỏa thuận và thời gian thực hiện mức giá đó cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về tổ chức thực hiện hiệp thương giá."
Như vậy, việc tổ chức thực hiện hiệp thương giá được quy định như trên.
Dự kiến sửa đổi, bổ sung về quy định tổ chức hiệp thương giá như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Dự thảo Luật giá (sửa đổi) như sau:
"Điều 29. Tổ chức hiệp thương giá
1. Khi nhận được văn bản đề nghị hiệp thương giá của cả bên mua, bên bán hàng hóa, dịch vụ; cơ quan hiệp thương rà soát đánh giá để làm rõ hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương. Trường hợp cần thiết yêu cầu các bên có văn bản bổ sung các thông tin về hàng hóa dịch vụ.
2. Cơ quan hiệp thương tổ chức hội nghị hiệp thương để bên mua và bên bán thương lượng với nhau về mức giá trên cơ sở hợp tác, hài hòa lợi ích giữa các bên. Cơ quan hiệp thương có vai trò trung gian, không được can thiệp vào mức giá thương lượng giữa các bên.
3. Khi bên mua và bên bán thỏa thuận được với nhau về mức giá thì hội nghị hiệp thương kết thúc. Mức giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng vụ việc mua, bán và khối lượng hàng hóa, dịch vụ đã được các bên thống nhất tại văn bản đề nghị hiệp thương; mức giá hiệp thương không có giá trị để áp dụng cho các trường hợp khác. Các bên chịu trách nhiệm về mức giá hiệp thương, việc tổ chức thực hiện mức giá hiệp thương.
4. Trong trường hợp bên mua và bên bán không thương lượng thỏa thuận được mức giá thì cơ quan hiệp thương lập biên bản để ghi nhận nội dung hội nghị và tiến hành ban hành Quyết định mức giá hiệp thương để 2 bên thực hiện. Việc ban hành Quyết định giá hiệp thương được thực hiện tương tự như việc ban hành Quyết định giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá. Các đơn vị có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu để cơ quan hiệp thương thực hiện định giá theo quy định. Quyết định giá hiệp thương chỉ được áp dụng cho đúng đối tượng đề nghị hiệp thương và không có giá trị để áp dụng cho các trường hợp khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tổ chức hiệp thương giá."
Như vậy quy định tổ chức thực hiện hiệp thương giá được quy định như trên.
Hiệp thương giá sửa đổi, bổ sung các quy định về hiệp thương giá? Tổ chức thực hiện hiệp thương giá và các thành phần được tham gia hiệp thương giá?
Tổ chức hiệp thương giá có thẩm quyền như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật giá 2012 quy định về thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá như sau:
Điều 24. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá
1. Bộ Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Sở Tài chính chủ trì tổ chức hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khi có đề nghị của bên mua hoặc bên bán hoặc cả hai bên mua và bán có trụ sở đóng trên địa bàn. Trường hợp bên mua và bên bán có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau cùng đề nghị hiệp thương thì hai bên thống nhất đề nghị một trong hai Sở Tài chính chủ trì hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở chủ trì hiệp thương.
3. Cơ quan tổ chức hiệp thương giá chịu trách nhiệm tổ chức việc hiệp thương theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Dự thảo Luật giá (sửa đổi) thì dự kiến thẩm quyền của tổ chức hiệp thương giá như sau;
Điều 28. Thẩm quyền và trách nhiệm cơ quan hiệp thương giá
1. Bộ Tài chính hiệp thương đối với trường hợp đối tượng đề nghị hiệp thương là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con theo Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước.
2. Sở Tài chính hiệp thương đối với các trường hợp khác không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp các đối tượng đề nghị hiệp thương có trụ sở đóng tại hai tỉnh khác nhau, hai bên thống nhất đề nghị một trong hai tỉnh hiệp thương; trường hợp không thống nhất được thì Sở Tài chính nơi bên bán đóng trụ sở hiệp thương.
Như vậy, thẩm quyền của tổ chức hiệp thương giá được sửa đổi, bổ sung như trên.
Xem Dự thảo Luật giá (sửa đổi): Tại Đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.