Đơn đề nghị chấp thuận áp dụng ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật ra sao?

Cho tôi hỏi: Đơn đề nghị chấp thuận áp dụng ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật ra sao? - Câu hỏi của anh Long (Quảng Ninh)

Đơn đề nghị chấp thuận áp dụng ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật hiện nay ra sao?

Mẫu Đơn đề nghị chấp thuận áp dụng ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật hiện nay được áp dụng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

Tải Mẫu Đơn đề nghị chấp thuận áp dụng ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật Tại đây.

Đơn đề nghị chấp thuận áp dụng ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật ra sao?

Đơn đề nghị chấp thuận áp dụng ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả cho người khuyết tật ra sao? (Hình từ Internet)

Người khuyết tật được ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả bao gồm những ai?

Căn cứ quy định tại điểm m khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022, người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường thuộc một trong các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả.

Cụ thể, khoản 1 Điều 30 Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn xác định đối tượng người khuyết tật được ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả như sau:

Ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật
1. Người khuyết tật quy định tại điểm m khoản 1 Điều 25, Điều 25a của Luật Sở hữu trí tuệ và tại Điều này bao gồm:
a) Người khuyết tật nhìn;
b) Người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường, được hiểu là: Người đang trong tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức hoặc khả năng đọc mà không thể cải thiện được dẫn đến không thể đọc tác phẩm in như một người bình thường hoặc người khuyết tật đang trong tình trạng không thể cầm nắm, thao tác trên một cuốn sách hoặc tác phẩm in tương tự hay không thể di chuyển mắt để đọc ở mức độ bình thường.

Như vậy, theo quy định thì người khuyết tật thuộc các trường hợp nêu trên được quyền sao chép, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm mà không bị xem là xâm phạm quyền tác giả.

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật hiện nay được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 25a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật
1. Người khuyết tật, người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật được quyền sao chép, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao dễ tiếp cận của tác phẩm khi có quyền tiếp cận hợp pháp với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận là bản sao của tác phẩm được thể hiện bằng một phương thức hay định dạng khác dành cho người khuyết tật; chỉ được sử dụng cho mục đích cá nhân của người khuyết tật và có thể có những điều chỉnh kỹ thuật phù hợp, cần thiết để người khuyết tật có thể tiếp cận tác phẩm.
2. Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền sao chép, phân phối, biểu diễn, truyền đạt tác phẩm dưới định dạng bản sao dễ tiếp cận của tác phẩm khi có quyền tiếp cận hợp pháp bản gốc hoặc bản sao tác phẩm và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền phân phối hoặc truyền đạt bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm tới tổ chức tương ứng theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
4. Tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền phân phối hoặc truyền đạt bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm tới người khuyết tật ở nước ngoài theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả với điều kiện trước khi phân phối hoặc truyền đạt, tổ chức này không biết hoặc không có cơ sở để biết bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận này sẽ được sử dụng cho bất cứ đối tượng nào khác ngoài người khuyết tật.
5. Người khuyết tật hoặc người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật hoặc tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ có quyền nhập khẩu bản sao dưới định dạng dễ tiếp cận của tác phẩm từ tổ chức tương ứng theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên vì lợi ích của người khuyết tật mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, hiện nay có 05 trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật theo nội dung quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
903 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào