Đối tượng nào tăng 7% mức lương mỗi năm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27?
- Những đối tượng nào được tăng 7% mức lương mỗi năm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- Những khoản phụ cấp nào bị bãi bỏ đối với công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
- Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
Những đối tượng nào được tăng 7% mức lương mỗi năm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Sáng 23/10/2023, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV chính thức khai mạc.
Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cho biết: Những năm qua, mặc dù khó khăn trong đại dịch COVID-19, Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026.
Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.
Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, từ năm 2025, tiền lương của những đối tượng sau được tăng bình quân 7%/năm:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Lực lượng vũ trang.
Xem thêm: Khi nào quân nhân chuyên nghiệp được tăng 7% tiền lương mỗi năm khi thực cải cách tiền lương 2024?
Những đối tượng nào được tăng 7% mức lương mỗi năm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình từ Internet)
Những khoản phụ cấp nào bị bãi bỏ đối với công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định về việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Tại tểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có dự kiến về việc bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương như sau:
Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
...
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
Như vậy, dự kiến sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương (từ ngày 01/7/2024) các khoản phụ cấp của công chức, viên chức sẽ bị bãi bỏ bao gồm:
- Phụ cấp thâm niên nghề.
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội
- Phụ cấp công vụ
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
- Khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như:
+ Tiền bồi dưỡng họp;
+ Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án;
+ Hội thảo...
Ngoài ra, chính sách cải cách tiền lương còn nêu rõ sẽ thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...).
Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện như thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
* Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
* Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.