Đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?
Đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?
Căn cứ tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định đối tượng có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố như sau:
Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư
1. Cuộc họp của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì tổ chức; trường hợp cuộc họp để bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố đó để triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Thành phần tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư gồm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.
2. Đại diện hộ gia đình là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì đại diện hộ gia đình là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử hoặc ủy nhiệm.
3. Trường hợp thôn, tổ dân phố có từ 200 hộ gia đình trở lên hoặc có địa bàn dân cư sinh sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư.
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể ủy quyền cho thành viên Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc một công dân có uy tín cư trú tại cụm dân cư chủ trì, điều hành cuộc họp của cụm dân cư và báo cáo kết quả với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để tổng hợp vào kết quả chung của toàn thôn, tổ dân phố.
4. Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;
b) Người chủ trì cuộc họp trình bày những nội dung đưa ra để xem xét, thảo luận tại cuộc họp;
c) Những người tham gia cuộc họp thảo luận;
d) Người chủ trì cuộc họp tổng hợp chung các ý kiến thảo luận tại cuộc họp; đề xuất các nội dung và phương án biểu quyết đối với các nội dung đã được thảo luận. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do các thành viên tham dự cuộc họp quyết định. Trường hợp bỏ phiếu kín thì cuộc họp bầu ra Ban kiểm phiếu để thực hiện việc tổ chức bỏ phiếu kín;
đ) Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết và kết luận cuộc họp.
Như vậy, đối tượng có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố là đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố đó.
Đối tượng nào có thẩm quyền triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư khi khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố?
Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
+ Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
+ Ban hành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
++ Tổ bầu cử gồm: Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố làm Tổ trưởng; thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố).
++ Các quyết định phải được thông báo đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử.
- Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người).
Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo mẫu số 05 kèm theo Nghị định 59/2023/NĐ-CP và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện như sau:
(1) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký.
(2) Người chủ trì cuộc họp trình bày những nội dung đưa ra để xem xét, thảo luận tại cuộc họp.
(3) Những người tham gia cuộc họp thảo luận.
(4) Người chủ trì cuộc họp tổng hợp chung các ý kiến thảo luận tại cuộc họp; đề xuất các nội dung và phương án biểu quyết đối với các nội dung đã được thảo luận.
Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do các thành viên tham dự cuộc họp quyết định.
Trường hợp bỏ phiếu kín thì cuộc họp bầu ra Ban kiểm phiếu để thực hiện việc tổ chức bỏ phiếu kín.
(5) Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết và kết luận cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.