Đổi ngoại tệ sang tiền Việt có thể bị phạt tới 100 triệu đồng nếu đổi không đúng địa điểm quy định?

Chào anh/chị, em được một người bác ở Mỹ về và lì xỳ 2000 USD bằng tiếng Mỹ. Tuy nhiên, hiện giờ em đang có nhu cầu sử dụng và muốn đổi sang tiền Việt để sử dụng. Anh/chị cho tôi biết phải đối tiền đô sang tiền Việt ở đâu để không vi phạm pháp luật?

Ngoại tệ theo quy định của pháp luật là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định về ngoại tệ như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.”

Trong thực tế phát triển tiền tệ, thường coi trọng các loại ngoại tệ mạnh, là những đồng tiền được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế, có giá trị quy đổi cao và ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá đồng tiền khác. Một số đồng ngoại tệ mạnh thông dụng nhất thế giới được thừa nhận trong thời gian dài là USD (Đô la Mỹ), EURO (Đồng tiền chung châu Âu), GBP (Bảng Anh), CAD (Đô la Canada), CHF (Phrăng Thụy Sỹ), YJP (Yên Nhật).

Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. Đô la Mỹ là một loại ngoại tế phổ biết nhất ở thị trường Việt Nam.

Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; để chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp; để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài.

Đổi tiền đô sang tiền Việt ở đâu là hợp pháp và không bị xử phạt?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN về địa điểm mua, bán ngoại tế theo đó:

- Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.

- Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 89/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý đổi ngoại tệ bao gồm:

- Có địa điểm đặt đại lý đổi ngoại tệ tại một hoặc nhiều địa điểm theo quy định sau:

+ Cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước về du lịch xếp hạng từ 3 sao trở lên;

+ Cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường không, đường thủy);

+ Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài được cấp phép theo quy định pháp luật;

+ Văn phòng bán vé của các hãng hàng không, hàng hải, du lịch của nước ngoài và văn phòng bán vé quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam;

+ Khu du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị có khách nước ngoài tham quan, mua sắm.

- Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ; tại nơi giao dịch phải có bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi ngoại tệ.

- Được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ.

- Một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép.

Đổi tiền đô sang tiền Việt có thể bị phạt tới 100 triệu đồng nếu đổi không đúng địa điểm quy định?

Đổi ngoại tệ sang tiền Việt có thể bị phạt tới 100 triệu đồng nếu đổi không đúng địa điểm quy định?

Xử lý vi phạm khi đổi tiền đô sang tiền Việt không đúng nơi quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính khi khi đổi tiền đô sang tiền Việt không đúng quy định theo đó:

- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;

+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của pháp luật;

+ niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;

+ mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);

+ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên không đúng quy định của pháp luật; chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngoài, vào Việt Nam không đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan...

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 100.000.000-150.000.000 đồng nếu vi phạm một trong các hành vi:

Cấp tín dụng hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định; không bán ngoại tệ thu được cho tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định.

- Phạt tiền từ 150-200 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

Thực hiện giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với nhau, giữa tổ chức tín dụng với khách hàng không đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp quy định; không tuân thủ trạng thái ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 200-250 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm:

Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh tỷ giá, ngoại hối không đúng quy định của pháp luật; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt không đúng quy định của pháp luật; hoạt động ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị tước hoặc không đúng nội dung đã quy định trong giấy phép, trừ trường hợp quy định.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn phải đến các địa điểm được phép mua, bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép đổi tiền đô sang tiền Việt theo quy định của pháp luật để đổi. Nếu đổi tại các địa điểm khác thì có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

41,939 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào