Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gồm những khoản nào? Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ra sao?
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gồm những khoản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
a) Hoa hồng từ hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm;
b) Phí dịch vụ từ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
c) Phí dịch vụ từ hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
d) Doanh thu hoạt động tài chính: Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay; Thu cho thuê tài sản; Thu khác theo quy định pháp luật.
đ) Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được; Thu khác theo quy định pháp luật.
Theo đó, doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm các khoản:
- Hoa hồng từ hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm;
- Phí dịch vụ từ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
- Phí dịch vụ từ hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
- Doanh thu hoạt động tài chính: Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán; Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay; Thu cho thuê tài sản; Thu khác theo quy định pháp luật.
- Thu nhập hoạt động khác: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được; Thu khác theo quy định pháp luật.
Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gồm những khoản nào? Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ra sao?
Nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hạch toán hoa hồng môi giới bảo hiểm vào doanh thu tương ứng với thời điểm hạch toán doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
Đối với các khoản phải chi để giảm thu như giảm hoa hồng môi giới bảo hiểm, hoàn hoa hồng môi giới bảo hiểm: hạch toán vào giảm doanh thu ngay khi hoạt động kinh tế phát sinh, có bằng chứng chấp thuận của các bên, không phân biệt đã chi tiền hay chưa chi tiền;
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hạch toán phí dịch vụ từ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, phí dịch vụ từ hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm vào doanh thu khi hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
- Doanh thu hoạt động tài chính: Thực hiện theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với doanh thu hoạt động tài chính;
- Thu nhập hoạt động khác: Thực hiện theo quy định chung về chế độ kế toán doanh nghiệp đối với thu nhập khác.
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là gì? Bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy khái niệm của chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là các khoản phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ liên quan đến nội dung hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và phải có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật
Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
- Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:
+ Chi hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, hoạt động môi giới tái bảo hiểm;
+ Chi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
+ Chi hoạt động khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm;
+ Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
+ Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
- Chi phí hoạt động tài chính:
+ Chi phí cho thuê tài sản;
+ Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
+ Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
- Chi phí hoạt động khác:
+ Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
+ Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
+ Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Vốn của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 05 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 10 tỷ đồng Việt Nam.
2. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các quy định sau đây:
a) Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại khoản 6 Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đối với các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hằng quý, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện thủ tục đề nghị tăng vốn trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày kết thúc quý và phải hoàn thành việc tăng vốn bảo đảm đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.
...
Theo như quy định trên, mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 05 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 10 tỷ đồng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.