Doanh nghiệp có được nhập khẩu tàu bay để phục vụ hoạt động vận chuyển hàng không? Nhập khẩu tàu bay cần đáp ứng các điều kiện gì?
- Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay?
- Điều kiện nhập khẩu tàu bay, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay?
- Hướng dẫn về hoạt động nhập khẩu tàu bay theo đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam?
- Kết luận ý kiến của Bộ Công Thương về hoạt động nhập khẩu tàu bay?
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận người khai thác tàu bay?
Căn cứ Điều 23 Luật Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về giấy chứng nhận người khai thác tàu bay như sau:
"Điều 23. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay
1. Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay được cấp cho tổ chức để chứng nhận việc đáp ứng điều kiện khai thác an toàn đối với loại tàu bay và loại hình khai thác quy định.
2. Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tổ chức bộ máy khai thác; phương thức điều hành và giám sát khai thác tàu bay phù hợp;
b) Có đội ngũ nhân viên được đào tạo và có giấy phép, chứng chỉ phù hợp;
c) Có chương trình huấn luyện nghiệp vụ, chương trình bảo dưỡng tàu bay phù hợp với tính chất và quy mô khai thác;
d) Có tàu bay, trang bị, thiết bị bảo đảm khai thác an toàn;
đ) Có đầy đủ tài liệu hướng dẫn khai thác.
3. Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phải nộp lệ phí."
Điều kiện nhập khẩu tàu bay, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay?
Căn cứ Điều 19 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 về điều kiện nhập khẩu tàu bay được quy định như sau:
"Điều 19. Điều kiện nhập khẩu, xuất khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay
1. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay khi xuất khẩu phải được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu phải nộp lệ phí.
2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay phải bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, an ninh quốc gia, phù hợp với nhu cầu khai thác kinh doanh.
Tuổi tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam do Chính phủ quy định.
3. Tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và phụ tùng tàu bay nhập khẩu với mục đích làm đồ dùng học tập và các mục đích phi hàng không khác không được sử dụng vào hoạt động hàng không dân dụng."
Như vậy, căn cứ khoản 2 Điều 19 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu tàu bay bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, an ninh quốc gia, phù hợp với nhu cầu khai thác kinh doanh. Tuổi tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam do Chính phủ quy định.
Doanh nghiệp có được nhập khẩu tàu bay để phục vụ hoạt động vận chuyển hàng không? Nhập khẩu tàu bay cần đáp ứng các điều kiện gì?(Hình từ internet)
Hướng dẫn về hoạt động nhập khẩu tàu bay theo đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam?
Căn cứ Mục 1 Phần I Công văn 4140/BCT-XNK năm 2022 về việc hướng dẫn về hoạt động nhập khẩu tàu bay và bán hàng miễn thuế như sau:
"1. Đề nghị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam
1.Về hoạt động nhập khẩu tàu bay
Theo Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27 tháng 01 năm 2022, Tổng công ty có mã ngành 3030 với chi tiết là nhập khẩu tàu bay.
Theo ý kiến của Ủy ban chứng khoán nhà nước, phương tiện bay khác (ví dụ trực thăng, máy bay) thuộc danh mục hàng hóa không được thực hiện quyền nhập khẩu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2013/TT-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Quyển nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam".
Theo Điều 23 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, một trong những điều kiện để tổ chức được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay là có tàu bay bảo đảm khai thác an toàn.
Theo Điều 110 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không là có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác.
Căn cứ các quy định trên, Tổng công ty hiểu rằng Tổng công ty được phép nhập khẩu tàu bay để phục vụ ngành nghề kinh doanh chính - vận chuyển hàng không và hoạt động này không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định hạn thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền nhập khẩu tại Thông tư 34/2013/TT-BCT."
Kết luận ý kiến của Bộ Công Thương về hoạt động nhập khẩu tàu bay?
Căn cứ Mục 1 Phần III Công văn 4140/BCT-XNK năm 2022 quy định về hoạt động nhập khẩu tàu bay như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP dẫn trên theo Bộ Công Thương, trường hợp Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện hoạt động nhập khẩu tàu bay để:
Phục vụ cho việc triển khai thực hiện mục tiêu ngành nghề kinh doanh đã được cấp phép theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy phép kinh doanh:
Kinh doanh vận chuyển hàng không thì đây là hoạt động nhập khẩu để thực hiện hoạt động dự án đầu tư kinh doanh đã được cấp phép và là quyền của doanh nghiệp, không phải là quyền nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 15/01/2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.