Doanh nghiệp có bắt buộc vừa đóng phí vừa nộp thuế bảo vệ môi trường không? Thuế bảo vệ môi trường có gì khác phí bảo vệ môi trường?

Thuế phí môi trường là gì? Tại sao doanh nghiệp của tôi đóng phí vừa nộp thuế bảo vệ môi trường? Tôi muốn biết thuế bảo vệ môi trường có gì khác phí bảo vệ môi trường?- Đây là câu hỏi của bạn Hồng từ Bình Dương.

Thuế phí môi trường là gì? Tại sao có doanh nghiệp vừa đóng thuế vừa nộp phí bảo vệ môi trường?

Về thuế bảo vệ môi trường, theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 định nghĩa thuế bảo vệ môi trường như sau:

Giải thích từ ngữ
1.Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.

Căn cứ khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

Chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường
2. Phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
b) Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;
c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Như vậy, có thể thấy thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường là hai khoản tiền khác nhau, có mục đích và vai trò khác nhau. Nên hiện nay có nhiều trường hợp một doanh nghiệp, tổ chức vừa nộp thuế bảo vệ môi trường vừa nộp phí bảo vệ môi trường.

thuế phí môi trường

Doanh nghiệp có bắt buộc vừa đóng phí vừa nộp thuế bảo vệ môi trường không? Thuế bảo vệ môi trường có gì khác phí bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)

Tại sao phải áp dụng song song cả thuế phí bảo vệ môi trường?

Trước khi thuế bảo vệ môi trường ra đời, nhiều loại phí đã được áp dụng trong lĩnh vực môi trường (phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản) đều là những công cụ tài chính và đều hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên giữa thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường có sự khác biệt nhất định về người chịu thuế/phí, đối tượng chịu thuế/phí, mục đích, tình chất nguồn thu:

- Thứ nhất về người chịu thuế/phí: người chịu thuế bảo vệ môi trường là người sử dụng hàng hóa tác động xấu đến môi trường mà người nộp thuế bảo vệ môi trường là người nộp thay người chịu thuế, tức là khoản thuế bảo vệ môi trường không tác động trực tiếp đến người nộp. Còn phí bảo vệ môi trường thu trực tiếp vào chủ thể xả thải gây ra ô nhiễm gây ra những tác động về mặt kinh tế đối với người nộp phí.

- Thứ hai về đối tượng chịu thuế/phí và mục đích: thuế bảo vệ môi trường đánh thuế dựa vào hành vi sử dụng hàng hóa gây ra tác động xấu tới môi trường. Còn phí bảo vệ môi trường được áp dụng đối với hành vi xả chất thải có hại từ giai đoạn sản xuất hàng hóa. Bởi lẽ phí bảo vệ môi trường có mục đích tác động vào quá trình sản xuất (như về quy trình, công nghệ…) nhằm làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, hạn chế việc xả thải và làm nguồn thu cho hoạt động cải thiện môi trường. Trong khi đó, thuế bảo vệ môi trường hướng đến việc định hướng đối với tiêu dùng nhằm hạn chế các loại hàng hóa gây ô nhiễm.

- Thứ ba về tính chất nguồn thu từ thuế và phí bảo vệ môi trường, thuế bảo vệ môi trường không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp và được đóng góp vào ngân sách nhà nước. Phí bảo vệ môi trường có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, các khoản phí bảo vệ môi trường tính pháp lý thấp và mức thu thấp nên tác dụng chưa mạnh. Trong khi thuế bảo vệ môi trường khi được ban hành thành Luật có tính pháp lý cao với mức thu ổn định đảm bảo được những hiệu quả nhất định. Như vậy, thuế và phí bảo vệ môi trường có đối tượng khác nhau, đánh vào những giai đoạn khác nhau và thuế bảo vệ môi trường không thể thay thế cho phí và ngược lại.

Quy định về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường năm 2022?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

Ngoài ra, tại Điều 4 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về đối tượng không chịu thuế bằng cách loại trừ các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, đồng thời áp dụng nguyên tắc chỉ thu thuế cho việc sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm tại Việt Nam. Theo đó đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm:

Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hóa không quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,469 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào