Đoạn văn diễn dịch là gì? Ví dụ đoạn văn diễn dịch theo chương trình Ngữ văn hiện nay thế nào?
Đoạn văn diễn dịch là gì? Ví dụ đoạn văn diễn dịch theo chương trình Ngữ văn hiện nay thế nào?
Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn. Các câu tiếp theo sẽ triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung và làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai này thường được thực hiện bằng các thao tác như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, và có thể kèm theo nhận xét, đánh giá của người viết.
Ví dụ đoạn văn diễn dịch:
Chủ đề: Lợi ích của việc tham gia hoạt động ngoại khóa
Tham gia hoạt động ngoại khóa là một phần quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Những hoạt động này không chỉ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm mà còn phát triển tính sáng tạo và khả năng lãnh đạo. Thông qua các câu lạc bộ, đội nhóm, học sinh có cơ hội khám phá sở thích cá nhân và tìm kiếm đam mê của mình.
Hơn nữa, hoạt động ngoại khóa còn giúp giảm căng thẳng, mang lại niềm vui và sự hứng khởi trong học tập. Từ đó, việc tham gia tích cực vào các hoạt động này sẽ góp phần tạo nên một môi trường học tập toàn diện và bổ ích.
*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đoạn văn diễn dịch là gì? Ví dụ về đoạn văn diễn dịch theo chương trình Ngữ văn hiện nay thế nào? (Ảnh từ internet)
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có quy định nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:
- Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo đó, khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Những tác phẩm nào phải có trong chương trình giáo dục phổ thông của môn ngữ văn?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục V chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn như sau:
- Tác phẩm bắt buộc:
+ Nam quốc sơn hà (Thời Lý)
+ Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
+ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
+ Truyện Kiều của Nguyễn Du
+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
+ Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
- Tác phẩm bắt buộc lựa chọn:
+ Văn học dân gian Việt Nam
++ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
++ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)
++ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam
++ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam
++ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng
+ Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:
++ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi
++ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
++ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
++ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
++ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
++ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
++ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao
++ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng
++ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
++ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám
++ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân
++ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng
++ Kịch của Lưu Quang Vũ
+ Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Theo đó, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn phải có các văn bản bắt buộc trên để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.